Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 giúp em với ạ đánh máy hay viết tay đều...

giúp em với ạ đánh máy hay viết tay đều được nhưng đừng chép cop trên mạng vì vô e bt đc ạ e đang cần gấpĐề bài: Viết bài văn nghị luận văn học nêu cảm nhận củ

Câu hỏi :

giúp em với ạ đánh máy hay viết tay đều được nhưng đừng chép cop trên mạng vì vô e bt đc ạ e đang cần gấp

image

Lời giải 1 :

Giải

Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nền văn học nước ta. Dù con người sống ở thời bình hay thời chiến thì trong lòng mỗi người, yêu nước vẫn là ngọn lửa soi sáng giúp họ cống hiến bản thân mình vì dân tộc của chính mình. Nhà thơ Thanh Hải trước lúc về với đất mẹ đã từng viết những vần thơ:

  • "Đất nước bốn ngàn năm
  • Vất vả và gian lao"
  • (“Mùa xuân nho nhỏ”)

Dù là vất vả và gian lao nhưng những người ở mỗi thời đại đều góp phần vào công cuộc dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Phạm Ngũ Lão không chỉ là danh tướng của thời Trần mà còn là người để lại cho muôn thế hệ sau những vần thơ mang hào khí Đông A, trong đó có bài “Thuật hoài”. Bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp

Cảm hứng yêu nước, anh hùng ca dân tộc từ xưa đến nay vẫn luôn là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học nước nhà. Tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm đấu tranh vì đất nước đã đi vào áng văn áng thơ như những khúc ca hào hùng, nhiệt huyết nhất. Đặc biệt nền văn học trung đại từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX luôn đề cao quan niệm “ Thi dĩ ngôn chí’’ , lấy chữ “ chí’’ làm đầu. Nằm trong mạch nguồn ấy, Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão ra đời thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng của triều đại nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên xâm lược.

Hai câu đầu tiên của bài thơ khắc họa hình ảnh người tráng sĩ và quân đội nhà Trần với vẻ đẹp hào hùng đầy nhuệ khí :

  • “ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
  • Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Hai câu thơ đọc lên có sự ngắn gọn xúc tích nhưng lại chứa đựng  được hào khí sang sảng của người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Người tráng sĩ nhà Trần xuất hiện trong tư thế “ hoành sóc”, bản dịch là “ múa giáo”- ấy là tư thế động, thiên về tính hình thức, biểu diễn của nghệ thuật cung kiếm, nó gợi lên tư thế vững chãi, hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu với quân thù. Tư thế ấy được đặt trong bối cảnh “ giang sơn kháp kỉ thu” không gian rộng, thời gian dài thể hiện tầm vóc của con người, sự kiên định, bền bỉ, lòng tận trung của người tướng thời Trần. Hình ảnh con người trong “ Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão đã được nâng lên tầm vũ trụ với hào khí ôm trọn đất trời chỉ có ở nhà Trần – thời đại hào khí Đông A :

  • “ Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

Nếu như câu thơ mở đầu là hình ảnh cá nhân thì câu thơ thứ hai, ta đã thấy sức mạnh của cả một đoàn quân, một tập thể. “ Tam quân” là quân đội nhà Trần nói chung tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tộc, ba quân khí thế mạnh mẽ như hổ nuốt trôi trâu cũng chính là hình ảnh đội quân tinh nhuệ mạnh mẽ gầm thét nuốt trôi tất cả kẻ địch. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để làm rõ nét cũng như hình tượng hóa sức mạnh vật chất và tinh thần. Hai câu thơ với ngôn ngữ cô đọng hàm súc kết hợp bút pháp nghệ thuật miêu tả so sánh đã làm bừng dậy khí phách của toàn dân. Hình ảnh người tráng sĩ lồng trong bóng hình dân tộc thể hiện tư thế phi thường, tầm vóc thời đại, tự tôn của hào khí Đông A.

Nếu như ở hai câu đầu tiên giọng thơ vô cùng hào hùng, khí thế ngút trời thì đến hai câu tiếp theo ta lại cảm giác như có một cái gì đó lắng lại, là tâm sự, nỗi lòng bộc bạch của nhà thơ hay cũng chính là vùng tâm tráng chí của một vị tướng tài ba :

  • “ Nam nhi vị liễu công danh trái
  • Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

Câu thơ thứ ba nghe như một tiếng thở dài, nỗi trăn trở lớn lao, sự hổ thẹn của vị tướng tài khi chưa cống hiến được nhiều cho đất nước để xứng với chí làm trai “ Công danh nam tử còn vương nợ ” (bản dịch). Vẻ đẹp của người tráng sĩ không chỉ ở sức mạnh, khí chất mà còn bộc lộ qua cái tâm cái chí làm trai  của một trang nam tử hán : phải lập công lập danh, phò vua cứu nước, hi sinh cho dân tộc để lại sự nghiệp lẫy lừng tiếng thơm muôn đời. Khát vọng làm trai ấy đã trở thành một lý tưởng sống, đi về trong văn học thơ ca trung đại :

  • “ Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
  • Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”.

Thời điểm viết bài Phạm

Ngũ Lão đã có đủ công – danh nhưng ông vẫn còn day dứt, băn khoăn về nỗi nợ nước, nợ dân chưa trả. Điều này bộc lộ vẻ đẹp, nhân cách của vị tướng tài đức luôn khát khao cống hiến, mang ý thức tu thân, nhiệt thân nhiệt huyết không chỉ băn khoăn về nọ công danh mà còn thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu. Cổ sử ghi lại là người tài năng mưu lược, vị quân sư, trung thần giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực cho sự nghiệp đời mình, hổ thẹn khi công danh không bằng Vũ Hầu, nỗi thẹn nung nấu khát vọng lập công, nỗi thẹn không khiến con người thấp hèn mà càng tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của tác giả. Giống như nhà thơ Phan Bội Châu khi day dứt chưa tìm được con đường đi cho dân tộc đã chua xót tâm sự rằng :

  • “ Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng.”

Đấy chính là nỗi thẹn của những nhân cách lớn.

Với nhịp điệu hào hùng, giọng hào sảng, ngôn ngữ thơ hàm súc bài thơ đã khắc họa tầm vóc của cả dân tộc, thời đại và thế hệ. Đặt trong mạch văn học thời thịnh Trần nếu “ Hịch tướng sĩ” truyền tới ba quân lời răn dạy, vừa khích lệ lòng yêu nước thì “ Thuật hoài” là lời đáp lại để bày tỏ lòng trung quân, khát vọng cống hiến trọn đời cho đất nước.

#CHÚC BẠN HỌC TỐT

NHỚ VOTE MÌNH 5*

1 CTLHN

1 CẢM ƠN NHÉ!!!

Thảo luận

-- Xin ctlhn

Lời giải 2 :

Hòa chung cùng khí thế chiến đấu hào hùng, oanh liệt cùng với biết bao công trạng lẫy lừng của những vị tướng tài ba, Phạm Ngũ Lão là một trong những vị danh tướng được muôn đời mến mộ. Ông còn là một nhà thi sĩ xuất sắc của nền văn học Việt nam, nổi bật trong số ấy là bài thơ Tỏ Lòng. Bằng tình yêu nước thương dân và khát vọng được cống hiến với sự nghiệp của đất nước, những tư tưởng tình cảm đấy đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn trong tác phẩm Tỏ lòng.

Tỏ lòng là một lời tâm sự của nhà thơ về những khát khao, hi vọng của một đấng nam nhi sống trên đời. Qua đó, tác giả đã thể hiện sự yêu mến, lòng tự hào của những người lính chiến đấu của quân đội nhà Trần. Mở đầu bài thơ, ta đã thấy hình ảnh của danh tướng Phạm Ngũ Lão hiện lên thật oai hùng biết bao:

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”

Câu thơ đầu tiên là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ mang tầm vóc to lớn của cả giang sơn. “Hoành sóc” tức chỉ những người anh hùng tay cầm ngang ngọn giáo tung hoành ngang dọc khắp muôn nơi. Họ đã kiên cường chiến đấu muôn nẻo của chốn giang sơn đất nước này, không quản thời gian mệt mỏi suốt bao “kỷ thu”. Câu thơ mang cả chiều dài của không gian và thời gian vào từng câu chữ. Nó càng thể hiện được tư thế của người chiến sĩ thuở “Bình Nguyên” khi ra trận chiến đấu. Trong trận chiến ấy ta còn thấy được sự đoàn kết sức mạnh của ba quân kể có thể chiến thắng được giặc thù. Tác giả dùng hình ảnh “nuốt trôi trâu” tức là những kẻ thù giặc, tuy hung hăng to lớn nhưng cũng không khiến sức mạnh của quân ta bị lung lay. Hình ảnh ẩn dụ so sánh ấy quả thực vô cùng độc đáo, để biểu hiện vị thế không bao giờ bị khuất phục của đội quân ta mà còn khơi nguồn cảm hứng, tự hào của muôn dân với những cống hiến của những vị danh hùng thời ấy.

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”

Một người “nam nhi” khi quyết tâm được ra trận luôn mang trong mình một tâm thế chiến đấu rằng: luôn phải chiến đấu hết mình không quản ngại gian khó để lập được chiến công, giành được chiến thắng cho dân tộc. Khát vọng ấy là khát vọng chung của tất cả những đấng nam nhi thời bấy giờ. Tư tưởng “làm trai cho đáng nên trai”, những sứ mệnh trách nhiệm đang được giao trên đôi vai của họ về sự nghiệp giải phóng đất nước là mục tiêu sống của những người lính chiến đấu ấy. Họ mơ ước và tự hào về những chiến công oanh liệt của mình. Sẽ thật vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu khi tên tuổi của mình được sánh vai cùng với anh hùng Vũ Hầu Gia Cát lương. Nhân đây, Phạm Ngũ Lão đã nhắc tới tài năng của Vũ Hầu như một tấm gương, điển tích điển cố mà muôn đời cần noi gương. Tác giả muốn nhắc nhở những tướng sĩ cần phải luôn trau dồi học tập, rèn luyện lòng dũng cảm và không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng. Có như vậy, tên tuổi của họ mới không bị hổ thẹn với những thời tuyên thệ như trong thơ của Nguyễn Công Trứ:

“Đã có tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Tức đã sinh ra trên thế gian này, nhất định phải được cống hiến, ghi danh với non sông để không làm hổ thẹn với đấng sinh thành, với vua cha. Vậy nên khi nghe thuyết kể về Vũ hầu, thì những công lao mà Phạm Ngũ Lão đã cống hiến vẫn còn khiến tác giả cảm thấy e thẹn.

Bài thơ “Tỏ lòng” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, từng lời thơ như một lời khẳng định hào hùng, đanh thép về ý chí chiến đấu và khát vọng cống hiến của tác giả đối với đời. Xuyên suốt bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã bộc bạch những nỗi lo lắng và mong muốn được phục vụ đất nước, thật khiến cho người đọc cảm thấy khâm phục biết bao nhiêu.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247