Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đề: Nhân dân ta thường nói :"Đói cho sạch, rách...

Đề: Nhân dân ta thường nói :"Đói cho sạch, rách cho thơm" Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên câu hỏi 3931390 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Đề: Nhân dân ta thường nói :"Đói cho sạch, rách cho thơm" Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Lời giải 1 :

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Vươn lên từ bùn lầy hôi tanh, đóa hoa sen chẳng những không “hôi tanh mùi bùn” mà vẫn luôn đẹp đẽ, tỏa ngát hương thơm cho đời. Trong cuộc sống, con người cũng có thể phải chịu những hoàn cảnh không mấy tốt đẹp, phải sống trong khó khăn, nhưng quan trọng là chúng ta phải có bản lĩnh để giữ gìn phẩm giá, cốt cách của mình. Đó cũng là lời khuyên của cha ông ta qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ sử dụng các hình ảnh đối lập: “đói”, “rách” là biểu tượng cho hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, “sạch”, “thơm” là biểu tượng cho tâm hồn, nhân cách tốt đẹp, không bị vấy bẩn bởi đói nghèo, sự mất mát. Bằng cách dùng câu khuyết chủ ngữ, câu tục ngữ nhắn nhủ tất cả mọi người một bài học về cách sống cao đẹp: dù cho hoàn cảnh có thế nào, con người cũng phải giữ gìn được bản chất tốt đẹp của mình.

Cuộc sống vốn không bao giờ là công bằng cả. Không phải tất cả chúng ta đều có may mắn có được một số phận hạnh phúc. Bạn có thể giàu sang, cũng có thể nghèo đói. Bạn có thể được yêu thương, cũng có thể thiếu thốn tình cảm. Chúng ta khó có thể tự quyết định hoàn cảnh của mình.  Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, có một điều vẫn luôn là của chúng ta nếu chúng ta biết giữ gìn, đó là phẩm giá con người. Chỉ cần chúng ta vẫn còn nhân cách, lòng tự trọng, chúng ta vẫn là một con người toàn vẹn và không thua kém bất cứ ai, bởi “Nhân cách cao hơn sự giàu có” (Amos Lawrence). Có  lòng tự tôn, con người sẽ không dễ dàng khuất phục trước hoàn cảnh, có động lực, niềm tin để tiếp tục sự sống của mình. Sự giàu sang không thể mua được sự hạnh phúc, không thể đổi lấy sự tôn trọng của mọi người. Con người ta chỉ hạnh phúc, tâm hồn ta chỉ tĩnh tại, bình yên khi ta giữ được những giá trị tốt đẹp của tâm hồn mình; khi ấy ta chính là người giàu có nhất, không phải hổ thẹn với lòng mình, không phải sợ hãi bất cứ điều gì. Một người có tấm lòng tốt đẹp mới là người nhận được sự yêu mến, tôn trọng từ người khác. Không sạch, không thơm, tự bản thân con người sẽ cảm thấy ngột ngạt, bức bối, cắn rứt lương tâm. Trong ca dao thuở trước, cánh cò lặn lội bờ ao kiếm ăn cho con, trong sự nghèo khó cơ cực, khi chết cò vẫn một lòng giữ gìn lòng tự trọng, nhân cách của mình:

“Có xáo thì xáo nước trong

Chớ xáo nước đục đau lòng cò con”

Được sống trong cái sạch, cái thơm là một điều may mắn, nhưng nếu phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, cũng hãy cứ coi đó như là thử thách để tôi luyện bản thân, để thử nghiệm tâm hồn và chỉ khi vượt quan được nó, con người ấy mới thực sự bản lĩnh.

Trong ca dao, tục ngữ cũng có không ít câu nói với nội dung tương tự, khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ trên như “Chết vinh còn hơn sống nhục”, “Chết đứng còn hơn sống quỳ”, “Giấy rách phải giữ lấy lề”,... Ngạn ngữ Tây Ban Nha cũng có câu: “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương vĩ đại, là hình anh của một con người thanh sạch, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh. Dù là trong ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước hay trong những tháng ngày dẫn dắt dân tộc đi qua đêm trường nô lệ, phải sống trong nhiều không gian khắc nghiệt: những ngày giá rét lạnh lẽo xứ người, những ngày sống bằng “cháo bẹ rau măng” ở hang Pác Bó,... Bác vẫn giữ được một tinh thần mạnh mẽ, sáng trong, trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời mà đời đời người dân Việt Nam luôn tôn kính.

Trong cuộc sống, bên cạnh những người luôn ý thức được nhân phẩm của mình, giàu tự trọng, vẫn có những người bị hoàn cảnh tha hóa, vì đói, rách mà đánh mất linh hồn, làm những điều trái với lương tâm, đạo đức. Để đứng vững trước sóng gió cuộc đời, chúng ta cần không ngừng rèn luyện, trau dồi bản thân để biết đúng, biết sai, mạnh mẽ vươn lên, khắc phục nghịch cảnh.

Trong một xã hội mà khoa học kĩ thuật lên ngôi, những giá trị đạo đức dễ bị những hào nhoáng, bóng bẩy làm lu mờ, thì câu tục ngữ chính là một bài học đắt giá cho tất cả chúng ta.

Thảo luận

-- mik lấy bài mik đã hok online gửi cho cô rùi mik gửi cho bạn đó.đừng lo bài này mik tự làm^^
-- Vậy cảm ơn bạn nhiều ^^
-- thanks bạn ^^
-- mạng nhá http://soanbailop7.com/lam-sang-to-cau-tuc-ngu-doi-cho-sach-rach-cho-thom-nd39778.htm
-- sai rùi
-- sai là sai thế nào
-- tui lm sai
-- uk

Lời giải 2 :

Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn, người xưa có câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hằng ngày là ăn và mặc để thông qua đó phản ánh quan niệm sống. Trong xã hội phong kiến, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự nghèo khổ: Bần cùng sinh đạo tặc, hay Đói ăn vụng, túng làm càn. Thực tế cũng có một số người bị tha hoá trước hoàn cảnh, còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch của ông cha.Lúc đói, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống, liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ? Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà cao hơn thế, nó nêu lên một triết lí sống, một quan điểm sống làm nền tảng đạo đức của nhân dân ta.Câu tục ngữ lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể nhất, tiêu biểu nhất của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để phản ánh cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi sôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Suốt đời, người nông dân nghèo có mấy khi được vui vẻ, ấm no?Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm giá, con người sẽ rất dễ bị tha hoá về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiện lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột; là sự tự khẳng định và đề cao lối sống trong sạch của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã được thể hiện trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247