Mình trình bày chi tiết ở trong hình!
*Bạn tham khảo nha*
*Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm
2. Thân bài
- Phân tích các câu thơ và nêu nội dung
- Ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của bài thơ
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về bài thơ
*Bài tham khảo:
Bài thơ "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Bác đã khoác lên mình một phong thái ung dung, lạc quan giữa bầu trời lung linh, mơ hồ.
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên"
Đêm nguyên tiêu trăng sáng ngời trên một không gian bao la, rộng lớn. Bài thơ nói lên cảm xúc và niềm vui tràn đầy trong tâm hồn lãnh tụ đêm nguyên tiêu lịch sử. Hai câu đầu đã vẽ lên cảnh đẹp tuyệt vời đêm nguyên tiêu. Trăng của ngày rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì mùa xuân làm cho trăng thêm đẹp hơn, lung linh hơn. Và trăng cũng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình.
"Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”
Trăng nguyên tiêu là trăng ước hẹn, báo trước những mùa trăng trong năm, được nhân dân đón đợi với bao hy vọng, bao tình cảm nồng hậu. Ta thấy được con thuyền đang trôi nhẹ trên sông, mang theo bao ánh trăng, hiện lên một thủ lĩnh quân sự giàu hồn thơ đang lãnh đạo quân dân ta kháng chiến để giành lại độc lập, to do. Hình ảnh con thuyền trăng trong bài thơ này cho thấy tâm hồn Bác giàu tình yêu thiên nhiên, trong kháng chiến gian khổ vẫn lạc quan yêu đời.
Qua đây, ta thấy bài thơi “Nguyên tiêu” là một bài thơ mang đầy ý nghĩa rộng lớn, mô tả con thuyền chở đầy ánh trăng cũng là con thuyền kháng chiến đang hướng tới chiến công và niềm vui thắng trận. Qua đây cũng thấy được tâm hồn của một người chiến sĩ lo cho vận mệnh của nước nhà.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247