Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 “Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy,...

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một

Câu hỏi :

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết: giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà trốn thoát. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.” (SGK Ngữ văn 6, KNTT & CS, trang 8) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào em đã học? Tác phẩm đó thuộc thể loại nào của văn học dân gian? Hãy kể tên 3 tác phẩm khác cùng thể loại đó. Câu 2: Đoạn văn kể về sự việc gì? Câu 3: Có một từ Người viết hoa và một từ người viết thường trong câu sau đây: “Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.” Theo em, vì sao có cách viết khác nhau đó? Câu 4: Tìm 1 cụm tính từ, 1 cụm động từ, 1 cụm danh từ trong đoạn văn trên. Câu 5: Hình ảnh tráng sĩ sau khi đánh tan quân giặc đã “một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất” chắc hẳn đã để lại trong em nhiều ấn tượng. Bằng đoạn văn 5 – 7 câu, em hãy chia sẻ những suy nghĩa cảm xúc của mình về hình ảnh này. Trong đoạn văn có sử dụng một cụm tính từ. Gạch chân chỉ rõ

Lời giải 1 :

Chào em, em tham khảo gợi ý:

1. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm "Thánh Gióng". Tác phẩm đó thuộc thể loại truyền thuyết. 3 tác phẩm khác cùng thể loại: "Sự tích Hồ Gươm", "Bánh chưng, bánh giầy", "Con Rồng cháu Tiên".

2. Đoạn văn kể về sự việc Thánh Gióng một mình một ngựa đánh đuổi giặc Ân rồi bay về trời.

3. Ở đây, từ "Người" thứ nhất viết hoa vì dùng để chỉ Thánh Gióng, thể hiện sự trân trọng, kính yêu của nhân dân dành cho người anh hùng; từ "người" thứ hai là danh từ chung. 

4. 

- Cụm danh từ: áo giáp sắt.

- Cụm động từ: đã đến chân núi Trâu Sơn.

- Cụm tính từ: rất nguy. 

5. Sau khi đánh thắng giặc Ân, Thánh Gióng một mình một ngựa cưỡi lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất. Chi tiết ấy cho thấy Thánh Gióng là một người anh hùng không màng vinh hoa, phú quý. Người anh hùng ấy đánh giặc vì bằng trái tim tình nguyện, bằng lòng yêu nước nồng nàn. Người anh hùng ấy đại diện cho người dân. Khi đất nước hòa bình thì lặng lẽ, hiền lành; nhưng khi đất nước rơi vào cảnh nguy nan thì sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

Thảo luận

-- em cảm ơn

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247