Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết 1 bài văn nghị luận chứng minh câu tục...

Viết 1 bài văn nghị luận chứng minh câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" câu hỏi 3989518 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết 1 bài văn nghị luận chứng minh câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên"

Lời giải 1 :

 Việt Nam vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Bởi vậy mà ông cha ta đã gửi gắm điều đó qua câu: “Không thầy đố mày làm nên”.

Trước tiên, “thầy” là thầy, cô giáo - những người có công dạy dỗ, giáo dục chúng ta nên người. Còn “làm nên” là đạt được thành công hoặc trở thành những người có ích cho xã hội. Từ “không” với ý phủ định, nhưng thực chất lại nhằm khẳng định tầm quan trọng của những người giáo viên trong cuộc sống.

Câu tục ngữ trên quả thật là giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" chúng ta hiểu là gì? Từ “Làm nên” được hiểu đó chính là những thành công và thành đạt. Và câu nói ý chung chính là để chỉ nếu như không có sự dẫn dắt của người thầy thì bạn sẽ không có thành công được. Câu tục ngữ thật đặc sắc như đưa ra một hình thức thách đố “đố mày” đã tạo lên được sự thích thú cho người đọc. Không chỉ dừng lại ở đó ta như thấy được đây chính là lời răn dạy như đồng thời cũng đã khẳng định được vị trí, vai trò của người thầy trong việc tạo dựng được những sự thành công của con người.

Thật vậy, ta như đã biết được rằng chính người thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta biết để ta biết được những điều hay lẽ phải. Nhất là lúc khi còn thơ bé khi bước những bước chân đến trường thì chính người thầy đã dạy cho chúng ta đánh vần những chữ cái, dạy những phép tính cộng, trừ, nhân, chia,…Và không phải ngẫu nhiên mà công dạy dỗ của người thầy cũng được dân ta đặt với công lao trời biển của cha mẹ. Cha mẹ là những người đã sinh thành ra chúng ta nhưng người thầy sẽ dạy dỗ chỉ ta những điều đúng sai phải trái

- Không có một người học trò nào thành đạt, có công danh sự nghiệp với đời mà không do người thầy dạy dỗ cả. Điều này khẳng định vai trò vô cùng to lớn của người thầy: “Không thầy đố mày làm nên”.

- Ngày nay, người thầy đóng vai trò chủ đạo, trò là người chủ động. Do vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành còn tiếp thu kiến thức để áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người học trò. Đây chính là tự thân vận động, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. “Thầy dạy tốt, trò học tốt” thì làm nên mới có giá trị cao, công danh sự nghiệp mới rạng rỡ. Vì vậy, những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp, nên ta phải biết ơn thầy, kính trọng thầy. Đây cũng là đạo lý làm người, là hành vi của người có nhân cách, đạo đức.

Vậy bổn phận của tất cả chúng ta, là luôn phải biết kính trọng những người thầy, người cô đã giúp đỡ ta, nó vừa là thể hiện cho những đạo lý đã thấm đẫm trong lòng dân tộc.

Đặc biệt với một xã hội hiếu học như dân tộc ta, dễ thấy những quan niệm “không thầy đố mày làm nên” của ông cha ta đã nêu lên rõ về vị trí người thầy là vô cùng quan trọng, đúng đắn. Đồng thời lời nhắc nhở ta rằng dù ngày hôm nay, dẫu đã trưởng thành khôn lớn, dù có cất cánh bay đến các phương trời, trở thành người tài, hay không thì trách nhiệm của chúng ta cũng đừng bao giờ quên biết ơn  những người thầy đã từng dạy dỗ, dìu dắt ta nên người.

Thảo luận

Lời giải 2 :

 Tôi và cả lớp bật khóc nức nở, cô dù đã đi xa nhưng hình bóng cô vẫn mãi ở sâu trong tâm trí lũ học trò chúng tôi. Lời giảng văn câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" thoáng chốc ùa về, giọng cô êm dịu vang bên tai. Có lẽ đó là bài học cuối cùng cô đã dành trọn cho lớp tôi

Vậy tại sao lại nói rằng "không thầy đố mày làm nên"? Chúng ta đều biết trong xã hội ngày xưa, người học trò chưa có nguồn kiến thức đa dạng để tìm kiếm. Nơi duy nhất có thể giúp học học tập và tích lũy thêm kiến thức là ở người thầy. Có thể nói người thầy lúc bấy giờ được tôn trọng và kính nể vô cùng. Người thầy được xem là nơi bắt nguồn của mọi kiến thức, học trò muốn hay chữ bắt buộc phải đến trường để học chữ từ sách vở do thầy truyền dạy. Còn ngày nay? Chúng ta từ khi biết nói, ê a tập đánh vần đã được người thầy, người cô uốn từng nét chữ, tập đọc, tập hát. Khi lớn lên, biết đọc biết viết, họ lại giúp ta khám phá thế giới từ những con chữ. Họ dạy ta cách tính toán khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng, Mặt trời; họ chỉ cho ta cách nhìn cuộc đời qua lăng kính văn học; họ giúp ta biết phân biệt đâu là thực vật có hạt, đâu là động vật lưỡng cư,...Thầy, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn uốn nắn chúng ta theo con đường đúng đắn, hướng ta đến với những điều tốt đẹp. Không hiển nhiên khi mà bạn gặp gỡ một cô, cậu học sinh mẫu giáo, tiểu học bạn sẽ thấy chúng ca ngợi cô giáo của mình như thần tượng. Lời ba mẹ có thể không nghe nhưng lời cô dạy nhất định chúng sẽ luôn luôn ghi nhớ. Cả cuộc đời con người từ khi biết nhận thức cho đến khi về già vẫn luôn có bóng dáng của người thầy đứng ở đằng sau dõi theo. Chẳng thế mà vị trí của người thầy cực kì quan trọng trên hành trình trưởng thành của mỗi người.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng có một người thầy, người cô khắc sâu. Tôi cũng như vậy, tôi muốn gửi đến cô giáo dạy văn của tôi lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn cô đã giúp tôi nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo, được đứng trên bục giảng. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247