Trang chủ GDCD Lớp 6 Câu 1 : Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên...

Câu 1 : Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là gì, hãy kể 5 tình huống nguy hiểm từ tự nhiên mà em biết. Gợi ý: -Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện t

Câu hỏi :

Câu 1 : Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là gì, hãy kể 5 tình huống nguy hiểm từ tự nhiên mà em biết. Gợi ý: -Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. - Các tình huống nguy hiểm từ tự nhiên: Đuối nước, dông, lốc, sét, lũ ống, sạt lở đất Câu 2:Việc nghiên cứu, tìm hiểu các kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm từ tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân - Gợi ý: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. Câu 3:Tình huống nguy hiểm từ con người là gì, hãy kể 5 tình huống nguy hiểm từ con người mà em biết. - Gợi ý: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội. - Các tình huống nguy hiểm từ con người: Bắt cóc, xâm hại, hỏa họa, bạo lực thân thể, đe dọa tinh thần Câu 4: Để ứng phó với các tình huống nguy hiểm, mỗi cá nhân cần rèn luyện như thế nào ? - Gợi ý: + Để ứng phó với tình huống nguy hiểm, cần phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thật kĩ, tìm kiếm sự hỗ trợ và các cách ứng phó phù hợp, an toàn. +Khi gặp tình huống nguy hiểm khó có thể đối đầu, cần trốn chạy, kêu cứu. Sau đó, tìm cách để lại dấu vết, thông tin để báo cho người thân, công an và người xung quanh. Một số trường hợp cân nhắc đánh thật mạnh vào chỗ hiểm của kẻ xấu để có thể bảo vệ mình. Câu 5: Em hãy nêu các cách để bản thân có thể ứng phó và vượt qua khi gặp tình huống nguy hiểm đó là bị bắt cóc? - Để tránh gặp phải tình huống bắt cóc em sẽ: + Thực hiện tốt quy tắc bàn tay :5 luôn, 5 không + Không đi một mình nơi vắng người. + Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ…. + Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

- Ví dụ về tính huống nguy hiểm tự nhiên:

+ Bão.

+ Lũ lụt.

+ Động đất.

+ Hạn hán.

+ Sạt lở đất.

Câu 2:

- Việc ngiên cứu tìm hiểu các kĩ năng ứng phó với tình huống sẽ giúp ta:

+ Bình tình, tự tin hơn.

+ Khi chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng trong mỗi tình huống sẽ giúp ta thoát khỏi nguy hiểm.

+ Ứng phó nhanh trong các tình huống bất chợt xảy ra.

Câu 3:

- Tình huống nguy hiểm từ con người là tình huống gây ra những hành vi của con người như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,…

- Làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội.

- Ví dụ các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra:

+ Trộm cắp

+ Bắt nạt

+ Cướp giật

+ Xâm hại người khác

- Hậu quả của tình huống nguy hiểm : 

+ Thiệt hại về của cải vật chất, tổn hại đến tinh thần, sức khỏe và tính mạng của cá nhân, gây mất trật tư an ninh xã hội.

+ Với học sinh bắt nạt hình thành những hành vi bạo lực, nguy cơ phạm tội, học hành sa sút… Với nạn nhân của bắt nạt thì sợ sệt, lo hãi, sợ đến đi học, trầm cảm, ý định tự tử…

+ Học sinh chứng kiến có thể bắt chước hành vi bắt nạt, gia tăng nguy cơ có những hành vi bạo lực, hay có sự lo lắng sẽ bị trả thù hoặc cũng sẽ bị bắt nạt như nạn nhân…

+ Gây mất trật tự an toàn xã hội.

+ Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn những thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe; gây mất trật tự xã hội

+ Hậu quả khi bị xâm hại là tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai, khó hoà nhập với xã hội; tổn thương vế sức khỏe, thể chất; gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong xã hội.

Câu 4: Để ứng phó với tình hình nguy hiểm, ta cần:

- Học tập các kĩ năng để phòng vệ, bảo vệ bản thân.

- Khi xảy ra phải thật bình tĩnh, suy nghĩ thấu đấu.

- Nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh ở gần nhất.

- Trường hợp khẩn cấp có thể đánh thật mạnh vào chỗ hiểm kẻ xấu để bảo vệ mình.

Câu 5: 

- Để tránh gặp phải:

+ Không đi vào những nơi đường vắng vẻ, thưa thớt người qua lại hoặc những con đường thiếu ánh sáng.

+ Luôn trên tinh thần cao cảnh giác và đề phòng khi có người xa lạ bắt chuyện.

+ Khi đi đâu phải xin phép người thân trong nhà và có thời gian cụ thể rõ ràng.

- Khi gặp phải :

+ Thật bình tĩnh, suy nghĩ cẩn thận.

+ Chạy nhanh đến những nơi đông người hoặc những nhà xung quanh đề xin giúp đỡ.

+ Bỏ chạy và kêu cứu.

Thảo luận

Lời giải 2 :

câu 1

Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

vd :mưa ,bão ,sấm sét ,lũ lụt ,hạn hán .

câu 2

chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

câu 3

 Tình huống nguy hiểm từ con người là tình huống gây ra những hành vi của con người như trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,… làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội.

vd:

Các tình huống nguy hiểm từ con người và hậu quả có thể xảy ra:

Trộm cắp

Bắt nạt

Cướp giật

Xâm hại người khác

Hậu quả của tình huống nguy hiểm 

Thiệt hại về của cải vật chất, tổn hại đến tinh thần, sức khỏe và tính mạng của cá nhân, gây mất trật tư an ninh xã hội.Với học sinh bắt nạt hình thành những hành vi bạo lực, nguy cơ phạm tội, học hành sa sút… Với nạn nhân của bắt nạt thì sợ sệt, lo hãi, sợ đến đi học, trầm cảm, ý định tự tử… Học sinh chứng kiến có thể bắt chước hành vi bắt nạt, gia tăng nguy cơ có những hành vi bạo lực, hay có sự lo lắng sẽ bị trả thù hoặc cũng sẽ bị bắt nạt như nạn nhân… Gây mất trật tự an toàn xã hội.- Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn những thiệt hại khác về tính mạng, sức khỏe; gây mất trật tự xã hội– Hậu quả khi bị xâm hại là tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai, khó hoà nhập với xã hội; tổn thương vế sức khỏe, thể chất; gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong xã hội.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247