Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Câu 1. Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương...

Câu 1. Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương nào? A. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C

Câu hỏi :

Câu 1. Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương nào? A. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. C.Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương. D. Đại Tây Dương, Băng Dương và Ấn Độ Dương. Câu 2. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào? A. Bắc B. Nam C. Tây D. Đông. Câu 3. Trước thế kỉ XVI châu Mĩ có thành phần chủng tộc nào? A. người da đen. B. người da trắng. C. người Anh-điêng và E-xki-mo. D. người lai giữa các chủng tộc Câu 4. Khu vực Bắc Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc đến: A. 50B B. 150B C. xích đạo D. chí tuyến Bắc. Câu 5. Sông lớn nhất ở Bắc Mĩ là: A. Youkon B. Mi-xi-xi-pi C. Mac-ken-di. D. Cô-lo-ra-do. Câu 6. Ý nào không đúng mục đích của hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ? A. tạo nên thị trường chung rộng lớn. B. tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. C. tăng sức cạnh tranh giữa 3 nước Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô. D. kết hợp thế mạnh của 3 nước Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô. Câu 7. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình nào? A. di dân D. tăng dân số C. công nghiệp hóa. B. phát triển nông nghiệp. Câu 8. Đồng bằng A-ma-dôn nằm ở khu vực nào? A. Bắc Mĩ B. Eo đất Trung Mĩ. C. Lục địa Nam Mĩ D. Quần đảo Ăng-ti. Câu 9. Nơi có nhiều núi lửa và động đất ở Trung và Nam Mỹ là: A. quần đảo Ăng-ti B.vùng đất An-đét. C. eo đất Trung Mỹ D. sơn nguyên Bra-xin. Câu 10. Đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì? A. mang tính tự phát B. tốc độ đô thị hóa chậm C. dân cư đô thị chiếm tỉ lệ thấp D. đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa. Câu 11. Người bản địa sinh sống ở Trung và Nam Mỹ là: A. Gốc Âu B. gốc Phi C. Anh-điêng D. Mê-la-nê-diêng Câu 12. Trung và Nam Mĩ có gần đủ các đới khí hậu trên Trái Đất vì: A. nằm ở bán cầu tây. B. có diện tích rộng lớn (20,5 triệu km2). C. giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. D. địa hình đa dạng, trải dài từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vùng cực Nam. Câu 13. Sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phía đông kinh tuyến 1000 T ở Hoa Kì là do ảnh hưởng của: A. vị trí B. vĩ độ C. địa hình D. hình dạng lãnh thổ Câu 14. Nền nông nghiệp Bắc Mĩ không có đặc điểm nào? A. sản xuất độc canh B. sản xuất lương thực hạn chế C. tạo ra khối lượng nông sản lớn D. sở hữu nông nghiệp còn bất hợp lí Câu 15. Mục đích chính khối Mec-cô-xua là: A. tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước thành viên B. thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì C. kết hợp thế mạnh của các nước châu Mĩ D. tăng sự thịnh vượng của các nước thành viên. Câu 22. Nước nào ở Trung và Nam Mĩ có sản lượng cá lớn nhất thế giới? A. Chi-lê B. Pê-ru C. U-ru-guay D. Bra-xin. Câu 23. Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp Trung và Nam Mĩ là: A. trang trại B. điền trang C. hợp tác xã D. hộ gia đình Câu 24. Các hình thức canh tác chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ là: A. luân canh B. thâm canh C. quảng canh D. du canh. Câu 25. Cây trồng chủ yếu của Cu-ba là: A. Mía B. Lạc C. Dừa D. Cà phê. B. TỰ LUẬN 1. So sánh sự giống và khác nhau về địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ. 2. Trình bày khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ. 3. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn? 4. Trình bày sự phân bố dân cư Bắc Mĩ?

Lời giải 1 :

Câu 1: Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương:

--> B. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương

Câu 2: Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu:

--> C. Tây

Câu 3: Trước thế kỉ XVI châu Mĩ có thành phần chủng tộc:

--> C. người Anh-điêng và E-xki-mo

Câu 4. Khu vực Bắc Mĩ trải dài từ vòng cực Bắc đến:

-->B. 150B

Câu 5. Sông lớn nhất ở Bắc Mĩ là: 

-->B. Mi-xi-xi-pi

Câu 6. Ý nào không đúng mục đích của hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ?

-->C. tăng sức cạnh tranh giữa 3 nước Hoa Kỳ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô. 

Câu 7. Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình nào? 

-->C. công nghiệp hóa.

Câu 8. Đồng bằng A-ma-dôn nằm ở khu vực nào? 

-->C. Lục địa Nam Mĩ 

Câu 9. Nơi có nhiều núi lửa và động đất ở Trung và Nam Mỹ là:

--> C. eo đất Trung Mỹ 

Câu 10. Đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì?

-->A. mang tính tự phát  

Câu 11. Người bản địa sinh sống ở Trung và Nam Mỹ là:

-->C. Anh-điêng 

Câu 12. Trung và Nam Mĩ có gần đủ các đới khí hậu trên Trái Đất vì:

-->D. địa hình đa dạng, trải dài từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vùng cực Nam.ng. 

Câu 13. Sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phía đông kinh tuyến 1000 T ở Hoa Kì là do ảnh hưởng

-->D. hình dạng lãnh thổ

Câu 14. Nền nông nghiệp Bắc Mĩ không có đặc điểm nào?

C. tạo ra khối lượng nông sản lớn

Câu 15. Mục đích chính khối Mec-cô-xua là:

-->B. thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì 

Câu 22. Nước nào ở Trung và Nam Mĩ có sản lượng cá lớn nhất thế giới?

--> B. Pê-ru 

Câu 23. Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp Trung và Nam Mĩ là:

--> B. điền trang 

Câu 24. Các hình thức canh tác chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ là:

 -->C. quảng canh 

Câu 25. Cây trồng chủ yếu của Cu-ba là:

-->A. Mía 

B. TỰ LUẬN

1. So sánh sự giống và khác nhau về địa hình Bắc Mĩ và Nam Mĩ.

– Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau:  BắcMĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

2. Trình bày khái quát tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

Khí hậu: Phần lớn trong môi trường nhiệt đới, sự phân hóa theo chiều Đông - Tây.

Địa hình: +Eo đất Trung Mĩ: nơi cuối cùng của dãy Cóocđie.

               + Quần đảo Ăngti: vô số đảo quanh biển Caribê.

- Khu vực Nam Mĩ.

Phía Tây:

+Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.

+ Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.

Ở giữa:

+  Gồm nhiều đồng bằng rộng lớn

+ Rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.

Phía Đông

+ Có các sơn nguyên hình thành lâu đời

+ Rừng rậm nhiệt đới ẩm.

3. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới; vùng dự trữ sinh học quý giá; nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông. - Nếu không đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn sẽ khiến môi trường ở A-ma-dôn bị hủy hoại dần, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu.

4. Trình bày sự phân bố dân cư Bắc Mĩ?

- Phân bố dân cư: không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía tây và phía đông.

+ Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa dân cư thưa thớt nhất.

+ Phía tây: trên hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư cũng thưa thớt.

+ Dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương mật độ dân số cao hơn

Thảo luận

-- làm hết đề mà
-- Chưa thấy, đang thêm nè b
-- ok ạ

Lời giải 2 :

câu 1:B

câu 2:C

câu 3:C

câu 4:B

câu 5:B

câu 6:C

câu 7:C

câu 8:C

câu 9;C

câu 10;A

câu 11:C

câu 12:D

câu 13:D

câu 14:C

câu 15:B

câu 22:B

câu 23:B

câu 24:C

câu 25:A

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247