Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 ĐỀ 2 Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời...

ĐỀ 2 Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật khô

Câu hỏi :

ĐỀ 2 Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.” Bài 1: Trắc nghiệm Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện ngắn D. Truyện đồng thoại Câu 2: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? A. Cô bé B. Người mẹ C. Ông lão D. Bông hoa Câu 4: Chỉ ra cụm tính từ trong câu văn sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát.” A. Ngày xưa B. Một cô bé C. Vô cùng hiếu thảo D. Túp lều tranh dột nát Câu 5: Câu văn “Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó.” có mấy cụm động từ? A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm Câu 6: Hãy chọn một nhan đề phù hợp nhất cho văn bản trên. A. Câu chuyện của cô bé B. Một người con hiếu thảo C. Sự tích hoa cúc trắng D. Phép màu của lòng tốt Bài 2: Tự luận Câu 1: Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm tới người đọc? Câu 2: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. Câu 3: Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, bố mẹ?

Lời giải 1 :

Bài 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Truyền thuyết

B. Truyện cổ tích

C. Truyện ngắn

D. Truyện đồng thoại

Câu 2: Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?

A. Thứ nhất.

B. Thứ hai.

C. Thứ ba.

D. Không có ngôi kể

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

A. Cô bé

B. Người mẹ

C. Ông lão

D.Bông hoa

Câu 4: Chỉ ra cụm tính từ trong câu văn sau: “Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát.”

A. Ngày xưa

B. Một cô bé

C. Vô cùng hiếu thảo

D. Túp lều tranh dột nát

Câu 5: Câu văn “Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó.” có mấy cụm động từ?

A. Một cụm

B. Hai cụm

C. Ba cụm

D. Bốn cụm

Câu 6: Hãy chọn một nhan đề phù hợp nhất cho văn bản trên.

A. Câu chuyện của cô bé

B. Một người con hiếu thảo

C. Sự tích hoa cúc trắng

D. Phép màu của lòng tốt

bài 2: Tự luận

Câu 1:

-Chúng ta cần có lòng hiếu thảo với ông bà,bố mẹ thì mới đc người khác yêu mến và quý trọng

Câu 2:

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Câu 3:

Bản thân em đã làm:

+ Giúp đỡ bố mẹ các việc nhà mà trong khả năng của mik

+ khi mẹ mệt thì hỏi han mẹ

+ nhổ tóc trắng cho bố

#Bin

Thảo luận

Lời giải 2 :

$Trắc nghiệm $

Câu $1:$ 

Ta chọn $B$ 

$⇒$ Truyện cổ tích 

Câu $2:$ 

Ta chọn $C$

$⇒$ Ngôi kể thứ 3 

Câu $3:$ 

Ta chọn $A$ 

$⇒$ Cô bé là nhân vật chính trong câu chuyện.

Câu $4:$ 

Ta chọn $C$ 

$⇒$ Cụm tính từ " Vô cùng hiếu thảo ".

Câu $5:$ 

Ta chọn $B$ 

$⇒$ Có hai cụm động từ đó là : vào rừng , nhìn .

Câu $6:$ 

Ta chọn $B$ 

$⇒$ Nhan đề là một người con hiếu thảo .

$Tự luận $ 

Câu $1:$

$-$ Chúng ta cần phải có lòng hiếu thảo giống cô bé trong câu chuyện thì mới được người khác yêu mến và quý trọng.

Câu $2:$ 

       $Bài làm $ 

  Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó .

Câu $3:$ 

Bản thân em đã : 

$+$ Quét dọn nhà cửa , rửa bát .

$+$ Xoa bóp cho cha mẹ .

$+$ Khi mẹ ốm thì quan tâm chăm sóc mẹ .

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247