1) Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến
- Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, Pháp đã có những hành động trắng trợn, vi phạm các điều đã kí kết với chính phủ ta như: hiệp định Sơ bộ (6-3), tạm ước (14- 9). Sau khi được đưa quân ra miền Bắc , Pháp đã có những hành động đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, tước vũ khí bộ đội ta ở Hà Nội.
- Mặc dù chúng ta đã nhân nhượng với Pháp, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Pháp càng lấn tới, đến lúc chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình. Do đó vào đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ tại pháo đài Láng
2
2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến - ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi giải pháp thương lượng cho hòa bình của Việt Nam đều không thực hiện được. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lần nữa, nhân dân Việt Nam không còn con đường nào khác, buộc phải cầm súng đứng lên bảo vệ đất nước. Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”
Đáp Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả dân tộc Việt Nam đồng sức, đồng lòng vùng dậy đấu tranh bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, cuộc chiến đấu giữa vòng vây, nhưng vẫn giữ vững niềm tin chính nghĩa chiến thắng.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong bối cảnh Trung ương Đảng và Chính phủ cách mạng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nỗ lực thực thi các chủ trương, biện pháp để tránh chiến tranh, đặc biệt là nhân nhượng những lợi ích của Pháp ở Việt Nam. Nhưng trước những hành động gây hấn ngày càng trắng trợn, “ngày càng lấn tới”, vì “quyết tâm cướp nước ta lần nữa” của thực dân Pháp, đêm 19-12-1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên toàn quốc. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chứa đựng những giá trị hết sức to lớn, thể hiện những tư tưởng lớn của dân tộc và thời đại, là sự kết tinh, tiếp nối mạch nguồn tư tưởng hết sức quý giá và đầy tính nhân văn của dân tộc; là tiếng gọi của “hồn thiêng sông núi”, lời hịch cứu nước hào hùng vang vọng, thúc giục muôn triệu người dân yêu nước Việt Nam đứng lên quyết kháng chiến chống quân xâm lược, để bảo vệ hòa bình, độc lập, thống nhất của đất nước và tự do, ấm no, hạnh phúc của mọi nhà. Đó là tiếng nói của ý chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng “hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước” ; của quyết tâm cao độ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” của nhân dân ta. Đồng thời, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” còn khẳng định niềm tin tất thắng của toàn thể nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lại kẻ địch hung bạo, dù phải trải qua nhiều gian lao, vất vả, khó khăn.
Phát huy ý chí, sức mạnh của toàn dân để thực hiện kháng chiến kiến quốc thắng lợi, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” nêu rõ: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc… Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến là sự kế thừa, tiếp nối chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, ý chí bất khuất trước các thế lực ngoại xâm dù chúng đông đảo, hùng mạnh như thế nào và tư tưởng “cả nước đánh giặc”, “trăm họ là binh” trong truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Đây là một trong những truyền thống quý báu hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, góp phần lý giải vì sao trong điều kiện thường xuyên phải đối mặt với thiên tai khắc nghiệt và các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn trường tồn và phát triển. Ý chí của toàn dân tộc sẽ phát huy đầy đủ giá trị khi được lan tỏa, nhân rộng, trở thành ý chí, sức mạnh của toàn dân với tinh thần bất khuất, tự lực, tự cường.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tìm ra điểm tương đồng, mẫu số chung để gắn kết muôn triệu người con yêu nước Việt Nam ở các thành phần, giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Đó là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân; là nguyện vọng, giá trị chung của toàn dân tộc; là điều hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đã thực sự khai đường, mở lối cho việc tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của người dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước. Với Hồ Chí Minh, phát huy ý chí, sức mạnh của toàn dân để kháng chiến là một trong những biện pháp chủ yếu để quân dân ta có thể đương đầu và đánh bại những đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp. Người chỉ ra rằng thực hiện được kháng chiến toàn dân, quy tụ và phát huy ý chí, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc thì nhất định sẽ đưa đến kết quả: “kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công” ; “thắng lợi nhất định về dân tộc ta” .
75 năm đã qua, nhưng tầm vóc và ý nghĩa lịch sử của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị. Là một văn kiện lịch sử hết sức quý giá, kết tinh những giá trị của dân tộc và thời đại, góp phần dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược của Người trong việc đoàn kết, tập hợp và phát huy ý chí, sức mạnh của cả dân tộc để đánh bại kẻ địch có sức mạnh gấp nhiều lần.
4 * Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp:
a/ Đối với dân tộc:
– Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
– MB hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở để giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
b. Đối với thế giới:
– Giáng một đòn nặng nề vàp tham vọng xam lược, nô dịch của chủ nghĩa Đế quốc. Góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chúng.
– Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Nguyên nhân thắng lợi:
– Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
– Có hệ thống chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang ba thứ quân, không ngừng lớn mạnh, hậu phương vững chắc.
– Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Sự ủng hộ của các nước bè bạn như Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ trên thế giới.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247