Trang chủ Hóa Học Lớp 8 giải thích giúp mình cách đặt PTHH cho oxit kim...

giải thích giúp mình cách đặt PTHH cho oxit kim loại đã biết (vd oxit sắt) vs oxit kim loại chưa biết, mới biết hóa trị được không ạ? ưu tiên người giải thích

Câu hỏi :

giải thích giúp mình cách đặt PTHH cho oxit kim loại đã biết (vd oxit sắt) vs oxit kim loại chưa biết, mới biết hóa trị được không ạ? ưu tiên người giải thích kỹ lưỡng, dễ hiểu. *thông tin lquan trong ảnh: oxit kim loại đã biết: oxit sắt oxit kim loại chưa biết: có hóa trị II

image

Lời giải 1 :

Em tham khảo!

Đáp án+Giải thích các bước giải:

$\bullet$ Cách đặt PTHH cho Oxit kim loại đã biết?

`@` Trường hợp 1: Kim loại đã biết mang nhiều hóa trị:

Gọi CTTQ của Oxit là $R_xO_y$ trong đó $R$ là kim loại còn $y$ là hóa trị của nó.

VD: Oxit của sắt: $Fe_xO_y$ (có thể là $Fe_2O_3, FeO, Fe_3O_4$)

VD: Oxit của đồng: $Cu_xO_y$ (có thể là $CuO,Cu_2O$)

VD: Oxit của chì: $Pb_xO_y$ (có thể là $PbO, Pb_2O$)

*Cách lập PTHH: Hệ số cân bằng dựa theo $x,y$

$Fe_xO_y+yH_2$ $\xrightarrow{t^o}$ $xFe+yH_2O$

$Cu_xO_y+yH_2$ $\xrightarrow{t^o}$ $xCu+yH_2O$

`@` Trường hợp $2:$ Kim loại đã biết có $1$ hóa trị duy nhất nên có thể ghi CTHH của Oxit và cân bằng như bình thường:

VD: Oxit của nhôm là $Al_2O_3$ mà không cần phải đặt là $Al_xO_y$

$Al_2O_3+3H_2SO_4$ $\rightarrow$ $Al_2(SO_4)_3+3H_2O$

VD: Oxit của kẽm là $ZnO$ mà không cần phải đặt là $Zn_xO_y$

$ZnO+H_2$ $\xrightarrow{t^o}$ $Zn+H_2O$

_____________________________________________________________________

$\bullet$ Cách lập PTHH cho Oxit mới chỉ biết hóa trị mà chưa biết kim loại.

CTTQ: $M_2O_x$ với $M$ là kim loại còn $x$ là hóa trị:

VD: Oxit của kim loại mang hóa trị $3:$ $M_2O_3$ (Có thể là $Al_2O_3, Cr_2O_3,...$)

VD: Oxit của kim loại mang hóa trị $1:$ $M_2O$ (Có thể là $Na_2O, K_2O, Li_2O,...$)

VD: Oxit của kim loại mang hóa trị $2:$ $MO$ vì lúc này $2:x=2:2=1:1$ (Có thể là $FeO,ZnO,MgO,CuO,...$)

Từ CTTQ cân bằng được PTHH theo ẩn $x,y$

`@` 1: $M_2O+H_2O$ $\rightarrow$ $2MOH$

`@` 2: $MO+2HCl$ $\rightarrow$ $MCl_2+H_2O$

`@` 3: $M_2O_3+3H_2SO_4$ $\rightarrow$ $M_2(SO_4)_3+3H_2O$

*Trường hợp đặc biệt: $Fe_3O_4$ (mang cả hóa trị $II+III$)

Thảo luận

-- Không hiểu chỗ nào e cứ bình luận ở đây để a giải đáp thắc mắc của e nhé!
-- ui trời cảm ơn bạn nhiều lắmm ><
-- Gke vay sao OvO
-- qué ghê gớm
-- trình 0 = `1/1000000000000000000000000000000000000000000`
-- Ghê ko = con dê vì vừa đi ăn lẩu dê về :cv
-- quá ghê gớm
-- ước dc `1/10000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000... xem thêm

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247