Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Dặn con Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời...

Dặn con Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn   Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao

Câu hỏi :

Dặn con Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn   Nhà mình sát đường họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào   Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem bán   Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay Lòng tốt gửi vào thiên hạ Biết đâu nuôi bố sau này. (Trần Nhuận Minh) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên? Nội dung của bài thơ trên là gì? Câu 2 : Chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản và tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 3 : Chỉ ra câu phủ định có trong văn bản và nêu tác dụng của câu phủ định đó Câu 4 : Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ?

Lời giải 1 :

~Học tốt và cho mik hay nhất~

Câu 1:

-Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

[Mình thấy đề không có chính nên sẽ là:Tự sự+miêu tả và biểu cảm]

-Nội dung của bài thơ trên: Lời ba dặn con không được chế giễu những người hành khất. Mà phải quan tâm, giúp đỡ họ, biết đâu tương lại sẽ nuôi cuộc sống của ta.

Câu 2:

-Biện pháp tư từ: Điệp từ ''Con không...''

- Tác dụng:

+ Làm cho các ý thêm sinh động, tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ.

+Nhấn mạnh lời người ba dặn con không được chế giễu những người hành khất. Mà phải quan tâm, giúp đỡ họ, biết đâu tương lại sẽ nuôi cuộc sống của ta.

+Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha với con, mong muốn con mình thấu hiểu và sống đúng với đạo lí làm người: trân trọng, không chế nhạo những người cơ nhỡ.

Câu 3:

-Theo mình câu phủ định là: ''Con không được cười giễu họ

                                                 Dù họ hôi hám úa tàn.''

=>Câu phủ định: ''Không được''.

-Tác dụng:

-Khăng định được lời của người ba dặn con không được chế giễu những người hành khất,phải luôn yêu quý,giúp đỡ họ trong mọi hoàn cảnh.

Câu 4:

*Bài học rút ra:

+Cần tôn trọng ,đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

+Cần phải có tình yêu thương con người, biết quý trọng con người. Không chỉ giúp đỡ những con người hành khất về vật chất, một người biết yêu thương cần phải biết đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu để không gây ra những tổn thương tinh thần cho họ.

 +Người cha đã đánh thức lòng trắc ẩn, tình yêu thương, khơi dậy lòng tốt không chỉ của con mình mà con của nhiều người khác.

Thảo luận

-- đầy đủ nhé bạn:3
-- nd đúng k ạ?
-- Đúng chứ ạ;-;

Lời giải 2 :

Câu 1: Phương thức biểu đạt trong văn bản trên: biểu cảm, tự sự

-Nội dung bài thơ: Nhứng lời dặn dò của người cha dành cho con mình.

Câu 2: Biện pháp tu từ nổi bật:  Điệp cấu trúc "Con không...."

- Tác dụng: Nhấn mạnh, taho nhịp điệu cho bài thơ. Khẳng định sự giáo dục của người cha dành cho con, dạy dỗ con những điều hay lẽ phải.

Câu 3: Câu phủ định: Chẳng ai muốn làm hành khất

-Tác dụng: Thông báo, xác nhận về việc không ai muốn làm hành khất. 

Câu 4: Bài học: Cần có sự đồng cảm, yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ nhau.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247