Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 phân tích khổ thơ đầu bài sang thu ( ko...

phân tích khổ thơ đầu bài sang thu ( ko chép mạng nhá -..-) câu hỏi 4137007 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

phân tích khổ thơ đầu bài sang thu ( ko chép mạng nhá -..-)

Lời giải 1 :

- Những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời sang thu.

• "Bỗng": bất ngờ

• " Gió se": gió nhẹ mang theo hơi lạnh

•" Sương chùng chình": (nhân hoá)

•"Hình như": cảm xúc bâng khuâng

Chúc bn hc tốt🍀

Thảo luận

Lời giải 2 :

* Trước sự thay đổi ấy, hẳn phải là một hồn tinh tế và giàu cảm xúc lắm thì nhà thơ mới cảm nhận được:
                 "Bỗng nhận ra hương ối
                  Phả vào trong gió se
                  Sương chùng chình qua ngõ
                  Hình như thu đã về"
`-` Hữu Thỉnh đã lựa chọn một hình ảnh quen thuộc, gẫn gũi để làm nên một tứ thơ mới mẻ khi ông sử dụng một làn “hương ổi" để làm tín hiệu giao mùa:

`+` "Hương ổi" đi liền với từ "bỗng" được đặt ở đầu câu thơ đã diễn tả cảm giác bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình.
`+` "Hương ôi" đi liền với động từ “phả" diễn tả một làn hương ngào ngạt, sánh đậm. Đồng thời gợi cho ta liên tưởng đến không gian thân thuộc của những làng quê. Đó có thể là một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ với những khu vườn, những lối ngõ sum suê cây trái. Làn “hương ổi" trở thành phong vị riêng trong thơ thu Hữu Thỉnh. Tác giả lựa chọn làn “gió se" làm tín hiệu thứ hai cho khoảnh khắc giao mùa:
`+` "Gió se" là ngọn gió heo may đặc trung của mùa thu đất Bắc. Đó là một thứ gió khô và thoáng chút se lạnh.
`+` Làn “gió se" ấy đã làm dịu đi cái nắng oi ả, gay gắt của mùa hạ và khiến cho làn “hương ối" như sánh lại và trở nên ngọt ngào hơn. Những tín hiệu từ "hương ối", "gió se" dường như vẫn còn chưa đủ để đánh giá cho khoảnh khắc giao mùa. Bởi vậy, tác giả đã vội vã kiếm tìm ở một tín hiệu
tiếp theo là những màn sương.
`+` Cảm nhận của tác giả có sự thay đổi từ khứu giác, xúc giác sang cảm nhận bằng thị giác.
`+` Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình" đã gợi lên dáng vẻ lãng đãng như đợi chờ, cố ý chậm lại đẩy lưu luyến của màn sương.

`+` Cụm từ “qua ngõ" gợi liên tưởng đến những đường làng, ngõ xóm hay cũng là cửa ngõ của thời gian thông giữa hai mùa (cuối hạ, đầu thu).
- Trước khoảnh khắc giao mùa ấy, tác giả đã giật mình, bối rối: “Hình như thu đã về".
`+` "Hình như" là một lối nói giả định, phán đoán không chắc chắn, với một chút nghi hoặc. Nhưng lại rất phù hợp để diễn tả về cảm nhận mơ hồ lúc giao mùa.
`+` Sự kết hợp một loạt các từ “bỗng", "phả", "hình như" đã thế hiện tâm trạng ngỡ ngàng, vui mừng, hạnh phúc của tác giả trong phút giao mùa của vạn vật. Đó là những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc thu sang, và đối diện với nhữmg khoảnh khắc ấy là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247