Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đọc bài Trao Duyên và trả lời câu hỏi:Vì sao...

Đọc bài Trao Duyên và trả lời câu hỏi:Vì sao Thúy Kiều lại dùng từ "cậy em, chịu" mà ko dùng từ "nhờ em, nhận".Dựa vào 8 câu đầu em biết gì về mối tình Kim Trọ

Câu hỏi :

Đọc bài Trao Duyên và trả lời câu hỏi:Vì sao Thúy Kiều lại dùng từ "cậy em, chịu" mà ko dùng từ "nhờ em, nhận".Dựa vào 8 câu đầu em biết gì về mối tình Kim Trọng và Thúy Kiều?

Lời giải 1 :

Thúy Kiều lại dùng từ "cậy em, chịu" mà ko dùng từ "nhờ em, nhận" vì: 

- "Cậy" và "nhờ" đều có nghĩa là nhờ vả, xin sự giúp đỡ của một ai đó. Nhưng thay vì sử dụng từ "nhờ", Nguyễn Du đã khéo léo chọn từ "cậy", bởi:

+' cậy": tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng

+ "nhờ": không thể hiện được ý nghĩa này

- Thay vì dùng từ "nhận", Nguyễn Du lại dùng từ" chịu" vì:

+ “chịu”: không chỉ thể hiện sự đồng ý, nhận lời mà còn kèm theo ý bắt buộc, khiến cho người được nhờ vả khó nói lời từ chối

- Dựa vào 8 câu thơ đầu của bài "Trao duyên", ta thấy rằng, mối tình của Thúy Kiều và Kim Trọng thật là một mối tình sâu sắc nhưng lại éo le: Thành ngữ: "Giữa đường đắt gánh tương tư" và hình ảnh "mối tơ thừa, keo loan" cho thấy một mối tình nồng thắm nhưng mong manh và tràn ngập bất hạnh của Thúy Kiều và Kim Trọng.  “Gánh tương tư” là tình yêu sâu sắc của Kiều với Kim Trọng. “Giữa đường đứt gánh” là thành ngữ chỉ sự tan vỡ đột ngột của tình yêu.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247