Đoạn thơ thứ 6 trong bài thơ ” Bếp lửa” là một đoạn thơ hay gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. Đoạn thơ đã nói về những suy ngẫm của người cháu về bà và hình ảnh bếp lửa.Suốt một tuổi thơ dài gắn bó bên bà, người cháu hiểu rất rõ cái khó khăn và sự lận đận của cuộc đời bà . Bà đã phải trải qua biết bao năm tháng nắng mưa. Trong quãng thời gian ấy, bà không quản ngại khó khăn,nhọc nhằn để bươn trải và nuôi dạy con cháu nên người. Cho tận bây giờ, vẫn thói quen xưa cũ ấy, hàng ngày bà vẫn dạy sớm nhóm bếp lửa để mưu sinh. Trong tiềm thức của người cháu, hình ảnh ấy đẹp đẽ và thiêng liêng vô cùng. Chính bà là người đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nhóm lên biết bao tình cảm và làm trỗi dạy trong kí ức người cháu những kỉ niệm xưa cũ thật tuyệt vời. Điệp từ ” nhóm ” được lặp lại 4 lần đã nhấn mạnh bà chính là người nhóm lửa, người truyền lửa và giữ lửa cho cháu. Bà đã thắp lên trong lòng người cháu ngọn lửa của sự cố gắng, ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhiệt huyết tràn đầy. Qua hành động nhóm lửa, bà muốn truyền lại cho người cháu hơi ấm của tình yêu, sự sẻ chia với mọi người làng xóm xung quanh. Và cũng chính từ hình ảnh bếp lửa, bà đã gợi dậy cả những kí ức tuổi thơ trong lòng của người cháu để cháu luôn nhớ về nó và đó cũng chính là luôn khắc ghi nhớ tới cội nguồn quê hương, đất nước của dân tộc mình. Từ đó bếp lửa trở nên kì lạ, thiêng liêng “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”. Từ cảm thán “Ôi” kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra chân lí, điều kì diệu giữ cuộc đời bình dị. Điều kì diệu ấy là bà – một người phụ nữ tảo tần nhưng lại là người dạy cháu bài học yêu thương và những giá trị sống vô cùng sâu sắc. Khổ thơ được xem như là linh hồn của cả bài thơ, mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình bà cháu thiêng liêng mà ấm áp.
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớmGiọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng cùng từ láy "lận đận" goiwjh tả cuộc đời bà lam lũ, vất vả, phải trải qua biết bao mùa nắng mưa khó nhọc. Trong hoàn cảnh ấy, bà vẫn cần mẫn, lo toan thức khuay dậy siwms nhóm lên bếp lửa hồng. Từ ngữ chỉ thời gian "mấy chục năm- tận bây giờ" cùng cử chỉ "thói quen dậy sớm" là lời ngợi ca bà là người phụ nữ tần tảo, cần mẫn, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh.
Bà đã nhóm lên bếp lửa trong một thời gian dài:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...Bếp lửa của bà thật kỳ diệu, nhóm lên những hơi ấm của tình người nồng đượm đã xua đi cái giá lạnh của không gian. Cử chỉ "ấp iu" một lần nữa gợi tả đôi bàn tay kiên nhẫn, kheo léo. Bếp lửa của bà còn nhóm lên sự sống, nhóm lên tình đoàn kết xóm làng chia nhọt sẻ bùi. Không chỉ vậy, bếp lửa của bà còn nhóm dậy, khơi lên cả những ước mơ, hoài bão giúp cháu khôn lớn, trưởng thành. Đặc sắc trong những câu thơ là nghệ thuật ẩn dụ, điệp nhữ "nhóm" được điệp đi ddiepj lại taoh cho giọn thơ thêm dồn dập tha thiết và nhấn mạnh thêm một lần nữa bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa. Ánh sáng của bếp luawrthaatj vĩ đại, nó đã chiếu lên bức chân dung người bà để cháu cảm phục, ngợi ca:
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!Bếp lửa của bà kỳ lạ bởi nó hchays mãi không bao giờ tắt. Bếp lửa vừa thiêng liêng vì nó chứa đựng biết bao yêu thương, sự sống, niềm tin, vẻ đẹp của tình bà cháu. Chính vì vậy mà cảm xúc của cháu bật lên thật mãnh liệt. Đây là cảm xúc vừa ngõ ngàng, vừa xúc động nghẹn ngào, trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn cháu. Cảm xúc ấy cũng chính là lòng cảm phục, kính yêu bà sâu sắc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247