Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Soạn giúp mình bài này đi ạ! Mình hứa sẽ...

Soạn giúp mình bài này đi ạ! Mình hứa sẽ cho câu trả lời hay nhấtUBND QUẬN HẢI CHÂU TRƯỜNG THCS NGUYÊN HUỆ HƯỚNG DẢN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 Năm học: 20

Câu hỏi :

Soạn giúp mình bài này đi ạ! Mình hứa sẽ cho câu trả lời hay nhất

image

Lời giải 1 :

1.Tim và mạch máu :

Cấu tạo của tim :

+ tĩnh mạch chủ trên;

 +tâm nhĩ phải;

 +van động mạch chủ;

 +van nhĩ - thất;

 +tĩnh mạch chủ dưới;

 +động mạch chủ;

 +động mạch phổi;

 +tĩnh mạch phổi;

 +tâm nhĩ trái;

 +tâm thất trái;

 +vách liên thất.

- Sự khác biệt giữa các loại mạch máu:

Động mạch:

Thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch.

Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch:

Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch. 

-  Lòng rộng hơn của động mạch.

Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực. 

Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch:

Nhỏ và phân nhánh nhiều. 

-  Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì. 

-  Lòng hẹp 

Thích hợp với chức năng toả rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với các tế bào.

-Chu kì co dãn của tim :

- Mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:
+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.
+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.
+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.
Vậy : Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

Vì tim hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì chia thành từng pha giữa các pha tim đều có thời gian nghĩ. thời gian nghỉ của tim và thời gian tim hoạt động gần như bằng nhau cũng có thời gian nghĩ và làm việcVì tim hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì chia thành từng pha giữa các pha tim đều có thời gian nghĩ. thời gian nghĩ của tim và thời gian tim hoạt động gần như bằng nhau cũng có thời gian nghỉ và làm việc nên tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi.

2.Vận chuyển máu qua hệ mạch -Vệ sinh hệ tuần hoàn :

- Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch:

+Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.

+Do luyện tập thể thao quá sức, một số vi rut, vi khuẩn

+Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch

+Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, không sử dụng các chất kích thích, tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ

+Cần kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật...

+Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp.

-Biện pháp rèn luyện tim mạch :

+Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.

3.Hô hấp và các cơ quan hô hấp :

-Khái niêm :Hô hấplà quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại bỏ cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Quá trìnhhô hấpbao gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.

+Vai trò của hô hấp với cơ thể: cung cấp o xi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng (ATP) cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào cơ thể, đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể 

+Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+Sự thở (thông khí ở phổi)

+Trao đổi khí ở phổi.

-Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng :

+Các cơ quan :

+Đường dẫn khí: Mũi,họng,thanh quản ,khí quản ,phế quản 

+Hai lá phổi :

Lá phổi phải có 3 thùy

Lá phổi trái có 2 thùy

+Chức năng :

-Đường dẫn khí :

+Dẫn khí vào ra, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào và bảo vệ phổi

 -Hai lá phổi :

+Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài

4.Vệ sinh hệ hô hấp :

-Tác nhân gây hại :Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

+Biện pháp bảo vệ : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

-Biện pháp :

+ Giữ môi trường sống luôn sạch, ít ô nhiễm (như: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá…)

+tăng khả năng hoạt động của hệ hô hấp

+Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi

+giúp giảm thiểu lượng khí bụi vào phổi, 

+ Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật đúng cách

+đảm bảo an toàn

+ Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh: tích cực rèn luyện thể dục, thể thao, phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

5.Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa :

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau:

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:

+ Các chất hữu cơ: gluxit, lipit; prôtêin; vitamin, axit nuclêic.

+ Các chất vô cơ: muối khoáng, nước.

- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:

+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin axit nuclêic.

+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước.

-Hoạt động của quá trình tiêu hóa :
+Quá trình tiêu hoá bao gồm : ăn uống , đẩy thức ăn xuống ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân .

+Thực chất là quá trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng hấp thụ được và thải phân

-Vai trò của tiêu hóa :

Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

-Các cơ quan tiêu hóa :

+Ống tiêu hóa :miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, ống hậu môn và hậu môn.

+Tuyến tiêu hóa :tuyến nước bọt , tuyến vị ,tuyến gan ,tuyến tụy,tuyến ruột.

6.Tiêu hóa ở khoang miệng :

-Cấu tạo :Khoang miệng là nơi bắt đầu của ống tiêu hóa, nơi thông thương giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, khoang miệng và các cấu trúc giải phẫu bên trong đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Khoang miệng bao gồm: môi, má, răng, nướu, khẩu cái mềm và cứng, lưỡi, amidan và tuyến nước bọt

-Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nc bọt lm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mêm, nhuyễn, thấm đẫm nc bọt và dễ nuốt.

-Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản :

- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.

- Trong thời gian đi qua thực quản rất nhanh (chỉ 2-4 giây) nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

Xin câu tlhn ạ ! Mình cảm ơn !

@thinhtantran
















Thảo luận

-- Soạn đủ r nha bạn !

Lời giải 2 :

Đáp án:

 Chương lll

Bài 17

    - Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0,8 giây.

- Trong mỗi chu kì:

+ Tâm nhĩ làm việc 0,1 s, nghỉ 0,7s.

+ Tâm thất làm việc 0,3s, nghỉ 0,5s.

+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn là 0,4s

- Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim).

Bài 18.

      Các tác nhân có hại cho tim mạch: gồm bên ngoài và bên trong

-Khuyết tật tim, phối xơ sốc mạnh, mất máu nhiều sốt cao, 

-Luyện tập thế thao quá sức

-Do vi khuẩn hoặc virus.

       Biện pháp bảo vệ và rèn luyện:

-Loại bỏ tác nhân làm tăng nhịp tim tăng huyết áp

-Không sử dụng các chất kích thích tạo cs tinh thần thoải mái

-Kiểm tra sức khỏe định kì

-Tiêm phòng bệnh tim mạch

-Hạn chế  các loại thức ăn có hại cho tim mạch

Chương lV.

       Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và loại bỏ cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. 

       Hô hấp tế bào trải qua 3giai đoạn chính : đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền êlectronhô hấp. 

      Vai trò : Đối với hô hấp ở Thực vật: 
Tạo ra nhiệt độ để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể. 
Giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động sống. 
Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong cơ thể 
+Đối với hô hấp ở Động vật: 
Lấy khí Ôxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống,đồng thời thải khí CO2 ra bên ngoài.  

+ Hô hấp trên( trên nắp Thanh quản ) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Nhiệm vụ: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

+ Hô hấp dưới  (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…

Nhiệm vụ: Thực hiện lọc không khí và trao đổi 

 

       Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

      Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

    Để có hệ hô hấp khỏe mạnh cần rèn luyện bằng cách luyện tập thể dục thể thao phối hợp thở sau và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.

      Chương V

Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm theo các đặc điểm sau:

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:

+ Các chất hữu cơ: gluxit, lipit; prôtêin; vitamin, axit nuclêic.

+ Các chất vô cơ: muối khoáng, nước.

- Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:

+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin axit nuclêic.

+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước.

  Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau: + Ăn. + Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá. + Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến dổi lí học, biến đổi hoá học). + Hấp thụ chất dinh dưỡng. + Thải phân.

      Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

    Khoang miệng bao gồm: môi, má, răng, nướu, khẩu cái mềm và cứng, lưỡi, amidan và tuyến nước bọt.

image
image
image
image
image

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247