Trang chủ Sinh Học Lớp 8 giúp mik vs nhé mik đang cần gấp mik sẽ...

giúp mik vs nhé mik đang cần gấp mik sẽ vốt 5 sao và cho câu TLHN . CẢM ƠN NHIỀU ! câu hỏi 4390151 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

giúp mik vs nhé mik đang cần gấp mik sẽ vốt 5 sao và cho câu TLHN . CẢM ƠN NHIỀU !

image

Lời giải 1 :

🍀Giải chi tiết🍀 Câu 2: a) *Giống nhau: -Đều là phản ứng của cơ thể nhằm trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh -Đều giúp cơ thể thích nghi với môi trường -Các thành phần trong cung phản xạ đều giống nhau. *Khác nhau: -Tính chất của phản xạ không điều kiện +Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện +Bẩm sinh +Bền vững chất di truyền, mang tính chất chủng loại +Số lượng hạn chế. -Tính chất của phản xạ có điều kiện +Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện +Được hình thành trong đời sống +Dễ mất khi không củng cố +Có tính chất cá thể, không đi truyền +Số lượng không hạn định b) Cơ sở khẳng định: “ Con người có thể làm chủ thiêng nhiên” -Con người đã vượt lên làm chủ tự nhiên là vì: Con người có khả năng sử dụng và chế tạo công vụ lao động, đã bớt lệ thuộc vào các quy luật tự nhiên. Hơn thế, con người có khả năng tư duy-Tìm hiểu các quy luật tự nhiên để làm chủ tự nhiên, vận dụng các quy luật tự nhiên phục vụ cho lợi ích của mình. Câu 3: -Trước khi cho cá ăn, ta dùng tiếng chuông kêu để gây tín hiệu cho cá, sau đó mới cho cá ăn. Quá trình này được thực hiện nhiều lần liên tục ( cứ dùng tiếng chuông , rồi cho cá ăn) thì sau một thời gian, chỉ cần nghe tín hiệu chuông kêu thì cá sẽ ngoi lên mặt nước. Như vậy ở cá đã hình thành phản xạ có điều kiện” tiếng chuông là tính hiệu gọi ăn”. -Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) được hình thành khi có đầy đủ các yếu tố sau: + Có sự kết hợp một kích thích có điều kiện và một kích thích không điều kiện + Kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn + Quá trình kích thích phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần liên tục, để hình thành đường liên hệ tạm thời giữa hai vùng trên vỏ não tương ứng với hai kích thích thực hiện Câu 4: a) *Lớp biểu bì: -Đặc điểm cấu tạo: +Tầng sừng gồm những tb chết đã hoá sừng, xếp sít nhau. +Tầng tb sống có khả năng phân chia tạo ra tb mới, trong tb có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da +Lông, móng -Chức năng:+Chức năng bảo vệ +Tạo sản phẩm lông, tóc, móng +Quy định màu da, chống lại tia tử ngoại +Tạo vẻ đẹp cho cơ thể *Lớp bì: -Đặc điểm cấu tạo:+Các thụ quan +Tuyến mồ hôi + Tuyến nhờn + Cơ co chân lông +Mạch máu +Dây thần kinh -Chức năng: +Cảm giác +Bài tiết mồ hôi, chất cặn bã, tỏa nhiệt +Làm da không thấm nước, diệt khuẩn +Điều hoà thân nhiệt *Lớp mỡ dưới da: -Đặc điểm cấu tạo: +Cấu tạo bởi mô mỡ -Chức năng : + Có vai trò cách nhiệt b) -Không tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời vì: +Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây lão hoá da sớm, ung thư da. Các tia có hại từ mặt trời còn gây các vấn đề về mắt, làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến da xuất hiện những tàn nhan, nếp nhăn hoặc gây sạm da. ( Đánh giá giúp chị nhé🍀)

Thảo luận

-- Cho chị xin tlhn luôn nhaaa🥰

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247