"Học cho rộng mà tóm lại cho gọn theo điều học mà làm" đó là câu nói nổi tiếng của La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp trong bản tấu gửi vua Quang Trung vào năm 1971 khi ông được vua Quang Trung mời ông giúp nhân dân giúp nước về mặt giáo dục. Như vậy, cách đây hoàn thế kỉ, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhận ra được tầm quan trọng của việc "học" và "hành". Vậy, "học" là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Học là thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi, là thông qua sự trao đổi với của bạn bè, là qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên đó chỉ là lý thuyết xuông còn muốn hoàn toàn nắm bắt những kiến thức, lý thuyết ấy thì phải thông qua thực hành. Vậy, "hành" là gì? Hành là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành. Theo La Sơn Phu Tử trình bày thì "hành" là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người. Nhưng liệu chỉ hành thôi mà không học thì có phải là một điều tốt? Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và "nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên". Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Nếu như ta đã từng được thực hành đấy, đã biết được cách thức để thực hiện thí nghiệm đấy nhưng nếu ta không được học qua kiến thức từ trước thì liệu có thể thực hiện đúng và an toàn thí nghiệm được không? Như vậy, qua bản tấu của Nguyễn Thiếp thì ta càng thấy rõ được tầm quan trọng của việc học và hành. Học luôn đi đôi với hành, học để có lý thuyết mà hành, hành để nâng cao kĩ năng của bản thân và áp dụng vào thưc tế.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247