Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 16.1: Trình bày sự trao đổi chất ở cấp...

Câu 16.1: Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Câu 16.2 a)Sự hấp thụ các chất

Câu hỏi :

Câu 16.1: Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Câu 16.2 a)Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào? b)Nêu cấu tạo của cơ quan đó phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng? Câu 17.1Trình bày cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng? Với khẩu phần ăn đầy đủ chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì còn loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Câu 17.2: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng gồm những hoạt động nào? Tác dụng của từng hoạt động. Câu 18.1 Nêu các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp? Câu 18.2: Nêu nguyên nhân của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào ? Đáp án Do sự chênh lệch nồng độ các khí ở hai môi trường khác nhau Câu 19.1: Để có hệ hô hấp khỏe mạnh ta phải làm gì? Câu 19.2 : Vì sao khi tập luyện thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 16.1

Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường thực hiện nhờ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết

Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong thực hiện nhờ hệ tuần hoàn

Trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là 2 quá trình song song, thống nhất giúp cơ thể tồn tại và phát triển:

           -Trao đổi chất ở tế bào là cơ sở của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể

           -Trao đối chất ở cấp độ cơ thể là tiền đề cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào diễn ra

16.2-Các chất dinh dưỡng hấp thụ theo con đường máu

+)Các chất dinh dưỡng hấp thụ theo con đường bạch huyết

– Đường.

– Lipit đã được lipaza phân giải thành axit béo và glixêrin (khoảng 30%).

-Axit amin.

-Các muối khoáng.

-Nước.

-Các vitamin tan trong nước.

+)Các chất dinh dưỡng hấp thụ theo con đường bạch huyết

– Lipit đã được muối mật nhũ tương hoá dưới dạng các giọt nhỏ (70%).

– Các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).

+)Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào mao mạch máu sẽ dược vận chuyển qua gan để được xử lí (khử độc, điều hòa nồng độ các chất) rồi được vân chuyển tới các tế bào.

+) Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào mạch bạch huyết cũng sẽ được vận chuyển tới tĩnh mạch dưới đòn để hòa chung vào máu rồi cũng được vận chuyển tới các tế bào.

17.1

– Đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày:

   + Có lớp cơ rất dày và khoẻ (gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo)

   + Có lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.

 Dạ dày: + Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiền, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị.

   + Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HCl để biến đổi prôtêin thành các axit amin.

-Với khẩu phần thức ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipit, gluxit, prôtêin.
17.2

-Biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia

Các cơ quan thực hiện hoạt động

-Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí họcNhai, tiết nước bọt, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ănRăng, lưỡi, các cơ môi, máThức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt, dễ nuốt

Biến đổi hóa họcEnzim amilaza trong nước bọtTuyến nước bọtMột phần tinh bột trong thức ăn biến đổi thành đường mantôzơ.

18.1Quá trình hô hấp bao gồm 4 giai đoạn: - Thông khí: giai đoạn không khí từ ngoài vào đến phế nang và ngược lại. - Khuếch tán: quá trình oxy từ phế nang đến mao mạch qua màng phế nang, đối với khí carbonic thì ngược lại. - Vận chuyển: quá trình đưa oxy từ máu mao mạch phế nang đến tổ chức nhờ hồng cầu và huyết tương.

18.2Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang. Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.các khí trao đổi ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp .trao đổi khí ở phổi khí oxi từ phế bào đc chuyển đến hồng cầu và trao đổi thành cacbonic rồi trở về phế bào . còn trao đổi khí ở tế bào thì : oxi từ hồng cầu ->tế bào ở các mô cơ thể chuyển thành cacbonic ->mao mạch.

19.1 Để có một hệ hô hấp khỏe ta cần vệ sinh hệ hô hấp đúng cách , tăng cường tập thể dục và hít tở không khí trong lành, bảo vệ cần thận cho hệ hô hấp .

19.2 Vì khi tập thể dục chúng ta được vận động nở giãn bắp cơ  , toàn cơ thể , giúp cơ thể hoạt động hữu ích hơn giúp ta có sức khỏe để làm được mọi việc .

Thảo luận

-- xin ctlhn

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247