a) Mở bài
- Trình bày những nét khái quát về tác giả Trần Tế Xương: một ánh sao lạ vụt sáng trên bầu trời văn chương nước Việt với những bài thơ mang tư tưởng li tâm Nho giáo
- Thương vợ là một bài thơ tiêu biểu của Trần Tế Xương. Không chỉ thể hiện thành công hình tượng trung tâm là bà Tú mà bài thơ cũng đặc biệt thành công hình ảnh ông Tú với những phẩm chất đáng quý
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Ông Tú là người có tấm lòng thương vợ sâu sắc
- Ông Tú cảm thương cho sự vất vả, lam lũ của bà Tú
+ Ông thương bà Tú vì phải mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội “mom sông”:
=> Ông Tú thương hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định, bà không những phỉ nuôi còn mà phải nuôi chồng
+ Ông thương vợ khi phải lặn lội bươn chải khi làm việc:
=> Tấm lòng thương xót da diết của ông Tú trước thực cảnh mưu sinh của bà Tú
- Ông phát hiện và trân trọng, ngợi ca những đức tính tốt đẹp của vợ
+ Ông cảm phục bởi tuy vất vả nhưng bà Tú vẫn chu đáo với chồng con :
+ Ông Tú trân trọng sự chăm chỉ, tần tảo đảm đang của vợ:
=> Trần Tế Xương đã trân trọng đề cao phẩm chất cao đẹp của bà Tú: đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con.
* Luận điểm 2: Ông ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ và căm phẫn trước xã hội đẩy người phụ nữ vào bất công
- Người đàn ông trong xã hội phong kiến đáng lẽ ra phải có sự nghiệp hiển hách để lo cho vợ con, nhưng ở đây, ông Tú ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ
+ “Nuôi đủ năm con với một chồng” : Tú Xương ý thức được hoàn ảnh của mình, nhận mình có khiếm khuyết, phải ăn bám vợ, để vợ phải nuôi con và chồng coi mình là một đứa con đặc biệt
+ “Một duyên hai nợ”: Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu
+ “Có chồng hờ hững cũng như không”: Tú Xương ý thức sự hờ hững của mình cũng là một biểu hiện của thói đời
- Từ tấm lòng thương vợ, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc đẩy người phụ nữ vào bất công
+ “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”: tố cáo hiện thực, xã hội quá bất công với người phụ nữ, quá bó buộc họ để những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả
=> Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi, ông căm phẫn xã hội đẩy người phụ nữ vào ngang trái bất công
c) Kết bài
- Khẳng định lại những nét nghệ thuật tiêu biểu góp phần thể hiện thành công hình ảnh ông Tú
- Trình bày suy nghĩ bản thân
Sau khi đã xây dựng được hệ thống chi tiết dàn ý phân tích hình ảnh ông Tú như trên, các em có thể đọc tham khảo trước một số bài văn mẫu phân tích hình ảnh ông Tú hoặc xem ngay bài văn dưới đây để mở rộng vốn từ ngữ:
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247