Đây là vấn đề mấu chốt trong xây dựng khối đại đoàn kết của các triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy không tránh khỏi những hạn chế bởi hệ tư tưởng phong kiến song các triều đình phong kiến Việt Nam đã sớm nhận thấy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân thông qua quan điểm “cử quốc nghênh địch”, “bách tính giai binh”. Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã khẳng định để giữ nước thì ý chí của dân chúng chính là thành trì vững chắc nhất bằng tư tưởng “chúng chí thành thành”. Đến lượt Nguyễn Trãi, thực sự gắn bó với nhân dân, hòa mình trong cuộc sống của “bách tính” nên ông cũng phát hiện ra một chân lý có ý nghĩa quan trọng: “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Tư tưởng này là nền tảng quan trọng để Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi phát huy tốt sức mạnh của nhân dân, đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vượt qua khó khăn, đi đến thắng lợi, đánh bại quân Minh, giành lại biên cương, bờ cõi của dân tộc.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247