Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Chứng minh cách mạng Việt Nam từ 1858 đến đầu...

Chứng minh cách mạng Việt Nam từ 1858 đến đầu thế kỉ XX là thời kì khủng hoảng , bế tắc về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo - câu hỏi 4546420

Câu hỏi :

Chứng minh cách mạng Việt Nam từ 1858 đến đầu thế kỉ XX là thời kì khủng hoảng , bế tắc về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo

Lời giải 1 :

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường hướng và vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới

Thảo luận

-- chứng minh mà ko đọc kĩ à

Lời giải 2 :

Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh xâm chiếm các nước thuộc địa. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ra đời. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt.

Trước tình hình đó, phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến Việt Nam. Đặc biệt, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III năm 1919) làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới, mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Đối với Việt Nam, ngày 01-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn ký với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt thừa nhận sự thống trị của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thực dân Pháp xác lập chế độ cai trị và khai thác thuộc địa ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực:

Về chính trị: thực dân Pháp thực thi chính sách “chia để trị”.

Về kinh tế: thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), lần thứ hai (1919-1929).

Về văn hoá: thi hành triệt để chính sách văn hoá nô dịch, ngăn chặn mọi ảnh hưởng của nền văn hoá tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam.

Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc:

Về tính chất xã hội: từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

Về mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: nổi lên hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

Về cơ cấu giai cấp trong xã hội: giai cấp cũ bị phân hoá (địa chủ phong kiến và nông dân); đồng thời, xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới (công nhân, tư sản và tiểu tư sản).

Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra những yêu cầu cơ bản cần phải giải quyết, đó là: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, tự do cho Nhân dân và xoá bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho Nhân dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trước mắt và nổi lên hàng đầu.

Trước yêu cầu của lịch sử, phong trào đấu tranh chống Pháp đã diễn ra mạnh mẽ:

- Phong trào Cần Vương (1885  - 1896): điển hình là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá), Bãi Sậy (Hưng Yên), Hương Khê (Hà Tĩnh)…, với những sĩ phu phong kiến yêu nước như:  Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng...

- Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh nông dân Hoàng Hoa Thám, là cuộc đấu tranh anh dũng của nông dân Việt Nam kéo dài gần 30 năm (1884 - 1913).

- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản với xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Chu Trinh.

Phan Bội Châu chủ trương bạo động để giành độc lập dân tộc nhưng dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài (dựa vào Nhật để đánh Pháp), thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến như của Nhật (1905) và sau đó theo chế độ cộng hoà tư sản như ở Trung Quốc (1912).

Phan Chu Trinh chủ trương bất bạo động, tiến hành cải cách văn hóa, mở mang dân trí, làm cho dân giàu, nước mạnh, nhưng lại dựa vào nhà nước “bảo hộ Pháp”.

+ Phong trào Quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên (1919 - 1923).

+ Phong trào Yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới (1925 - 1926).

+ Phong trào Cách mạng quốc gia tư sản của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu (1927 - 1930) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 02-1930).

Như vậy, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp theo ý thức hệ phong kiến, tư sản của Nhân dân ta diễn ra rất sôi nổi và liên tục, nhưng tất cả đều không thành công. Sự thất bại đó do nguyên nhân các giai cấp lãnh đạo đã lạc hậu, non yếu; không nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; không tập hợp và tổ chức được đông đảo các giai tầng yêu nước; những hạn chế trong phương pháp đấu tranh… Việt Nam lâm vào khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho các thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247