Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 7. Nêu câu tạo của tim? Chu kì hoạt...

Câu 7. Nêu câu tạo của tim? Chu kì hoạt động của tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 8. Mô tả đường đi của máu trong v

Câu hỏi :

Câu 7. Nêu câu tạo của tim? Chu kì hoạt động của tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 8. Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần tuần lớn, vòng tuần hoàn nhỏ? Câu 9. Viết sơ đồ truyền máu? Giải thích vì sao nhóm máu O là chuyên cho, nhóm máu AB là chuyên nhận? Câu 10. Nêu đặc điểm của các nhóm máu? Khi truyền máu phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Lời giải 1 :

Đáp án:

 dựa vào kiến thức đã học mình đã lý giải được đáp án mời bạn xem:3

Giải thích các bước giải:

1. Cấu tạo của tim

Cấu tạo ngoài: hình chóp , đỉnh quay xuống dưới hơi chếch về trái, bên ngoài có màng tim tiết ra dịch giúp tim co bóp dễ dàng , có hệ thống mao mạch nuôi tim

Cấu tạo trong : tim có 4 ngăn 2 tâm nhĩ trên , 2 tâm thất dưới thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất  thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải, có 2 loại van tim: van nhĩ thất và van thất động. Các van tim có tác dụng cho máu đi theo 1 chiều nhất định

2.Chu kì hoạt động của tim

Hoạt động của tim: Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì kéo dài 0,8s . Trong 1 chu kì tim tâm nhĩ co 0,1s dãn 0,7s ngay sau khi tâm nhĩ co là thời gian co tâm thất 0,3s và tâm thất ngỉ 0,5s

Do vậy 1 chu kì hoạt động của tim gồn 3 pha:

- Pha co tâm nhĩ : 0,1s

- Pha co tâm thất: 0,3s

-Pha dãn chung : 0,4s

3.Lý do tim hoạt động suốt đời mà ko mệt mỏi

=> Như vậy trong 1 chu kì , tim chỉ lm việc 0,4s và nghỉ 0,4s .-> Nhờ thời gian nghỉ đó mà các cơ tim phục hồi được khả năng lm việc. Nên tim lm việc suốt đời mà ko mỏi

CÂU 9

Nhóm máu O là máu chuyên cho và máu nhóm AB là máu chuyên nhận :

- Máu AB chứa 2 loại kháng nguyên A và B trong hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có chứa kháng thể. Do đó máu AB không có khả năng gây kết dính hồng cầu lạ, máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào truyền cho nó nên gọi là nhóm máu chuyên nhận.

- Máu O không chứa kháng nguyên trong hồng cầu, do đó khi được truyền cho máu khác không bị kháng thể trong huyết tương của máu nhận gây kết dính hồng cầu nên gọi là nhóm máu chuyên cho.

(BÀI VẼ Ở CUỐI)

CÂU 10

Đặc điểm của các nhóm máu:

Trong máu có:

+ có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B

+ có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)

 -ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB

Nguyên tắc truyền máu

+Máu của người cho được gọi là tương thích với máu người nhận nếu như không xảy ra phản ứng giữa ngưng kết nguyên (còn gọi là kháng nguyên máu) trong hồng cầu và ngưng kết tố (còn gọi là kháng thể máu) trong máu của người cho và người nhận làm ngưng kết hồng cầu người cho trong quá trình truyền máu.
+ Chọn lựa nhóm máu phù hợp
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
+ Truyền từ từ

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

image

Thảo luận

-- úi úi mk cảm ownnn <3
-- XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT
-- XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT
-- CẬU ơi mình xin câu trả lời hay nhất:333
-- vâng
-- cảm ơn cậu

Lời giải 2 :

Đáp án:

 câu 1: 

* Cấu tạo của tim

- Vị trí: Tìm nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái

- Hình dạng: tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy hướng lên trên

- Cấu tạo ngoài:

+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết

+ Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim

- Cấu tạo trong

+ Tim có 4 ngăn

+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất

+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van đển đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định

* Chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha (0,8s):

 - Pha nhĩ co: 0,1s

 - Pha thất co: 0,3s

 - Pha dãn chung: 0,4s

  * Trong mỗi chu kì tim: Tâm nhĩ làm việc 0,1s, nghỉ 0,7s, tâm nhĩ làm việc 0,3s, nghỉ 0,5s, tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s, thời gian nghỉ đủ cho cơ tim phục hồi khả năng làm việc.

* Mặt khác, tim được cung cấp 1 lượng máu lớn (1/10 lượng máu nuôi cơ thể). Vì vậy tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi.

Câu 2: Số là dựa vào hình trong sách giáo khoa ( hoặc ảnh bên dưới ) 

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5). 

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

Câu 3: 

Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu ( xem hình ) 

- Giải thích:

+ Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A và B cho nên nó có thể truyền cho bất kì nhóm máu nào cũng không bị huyết tương của nhóm máu đó gây kết dính.

+ Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận là vì trong huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể anpha và bêta, cho nên nó không gây kêt dính được bất kì một loại hồng cầu nào. Vậy nó có thể nhận được máu của tất ca các nhóm máu mà không làm kết dính.

Câu 4: Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu: 

Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu

- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu

 * Đặc điểm của các nhóm máu:

Trong máu có:

+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B

+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính a) và β (gây kết dính B)

- Ở người có 4 nhóm máu là A, O, B, AB

Giải thích các bước giải:

 

image
image

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247