Câu 1 :
- Khí hậu châu Âu :
+ Đại bộ phận có khí hậu ôn đới.
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu : Khí hậu ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Tây Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi : Khí hậu ôn đới lục địa.
+ Ven biển Địa Trung Hải : Khí hậu Địa Trung Hải.
- Sông ngòi châu Âu :
+ Dày đặc, có lượng nước dồi dào.
+ Các con sông lớn như : Đa-nuýp, Rai-nơ, Vôn-ga.
+ Các con sông đổ ra BBD,mùa đông thường đóng băng lâu.
- Thực vật châu Âu :
+ Thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây và theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải Dương : Rừng lá rộng.
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa : Rừng lá kim.
+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải : Rừng cây bụi gai.
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa : Thảo nguyên.
Câu 2 :
-Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng và có chất lượng cao.
- Sản xuất được phân bố tập trung.
- Một số ngành công nghiệp nổi tiếng và có chất lượng cao như : Hóa chất,sản xuất ô tô hay chế biến thực phẩm,...
- Có các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa,...
Câu 3 :
- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam -> theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải Dương : Rừng lá rộng,..
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa : Rừng lá kim,..
+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải : Rừng lá cứng,..
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa : Thảo nguyên,...
Câu 4 :
- Vì phía Tây châu Âu có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chạy ven bờ. Nguyên nhân chủ yếu ở phía Tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía Đông là do phía Tây chịu ảnh hưởng của biển lớn. Đặc biệt là ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông.
Câu 5 :
-Nhiệt độ : Khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18 độ C,nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8 độ C. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20 độ C, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12 độ C. Như vậy,khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 6 :
- Khí hậu ôn đới lục địa :
+ Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng,mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè. Càng vào sâu trong lục địa thì tích chất lục địa càng tăng -> Mùa hè nóng hơn,mùa đông lạnh hơn. Từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp <0 độ.
- Khí hậu địa trung hải :
+ Mùa hè nóng,khô, mùa đông không lạnh và có mưa.
Câu 7 :
- Kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu là do :
+ Nông nghiệp còn chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; sản xuất theo quy mô nhỏ.
+ Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp chỉ tập trung chủ yếu ở phía Bắc đất nước.
Câu 8 :
- Đặc điểm địa hình châu Âu là :
+ Có 3 dạng địa hình chính :
+ Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu Âu,kéo dài từ tây sang đông,lớn nhất là đồng bằng đông Âu.
+ Núi già ở phía Bắc ( trên bán đảo Xcan-đi-na-vi ) và vùng trung tâm,đỉnh tròn,sườn thoải độ cao tb 500 -> 1000m
+ Núi trẻ ở phía nam,gồm nhiều dãy với những đỉnh cao, nhọn, xen kẽ những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ
Câu 9 :
- So với các khu vực khác thì nền kinh tế Đông Âu có sự khác biệt.
+ Nền nông nghiệp Đông Âu phát triển với quy mô lớn. Tuy nhiên chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới.
+ Đối với công nghiệp, Đông Âu có nền công nghiệp khá phát triển, trong đó các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác khoáng sản, luyện kim, và cơ khí giữ vai trò chủ đạo.
Câu 10 :
- Ngôn ngữ : Có 3 nhóm ngôn ngữ chính : La-tinh, Giecs-man và Xia-vơ. Cca snhoms này chia ra rất nhiều ngôn ngữ nhỏ,chưa kể đến các nhóm ngôn ngữ địa phương.
- Văn hóa : Nhiều dân tộc sống đan xen vào nhau, có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa riêng. Các dân tộc này tồn tại bên nhau và giữ nét đặc thù văn hóa của mình, đồng thời vẫn tiếp thu văn hóa của dân tộc khác trong cùng quốc gia.
- Tôn giáo : Các tôn giáo chính : Thiên chúa, Đạo Tin Lành và Chính Thống, đạo Hồi ( một bộ phận nhỏ )
Lưu ý : Do bài hỏi có phần dài nên sẽ có chỗ thiếu hoặc sai xót về mặt chính tả, tus thông cảm.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247