Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ. Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...” Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu ‘Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”. Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà...
....Thế kỷ XVII, dân làng nghề thủ công vào Thăng Long lập cơ sở sản xuất khiến dân số Thăng Long đông hơn, mạng lưới chợ cũng phát triển nhanh chóng. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã kể ra 8 chợ ở Thăng Long, gồm chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử, chợ Bác Cử và chợ Ong Nước. Đến thế kỷ XIX, Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán biên soạn dưới triều vua Tự Đức ghi thêm chợ Mới (khu vực phố Hàng Chiếu ngày nay), chợ Đông Thành (phố Hàng Vải - Hàng Gà), chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền), chợ Yên Thái (Bưởi).
Địa điểm họp chợ ở Thăng Long - Kẻ Chợ thường là bãi đất rộng, cửa thành, cửa sông và hai bên sông Tô Lịch - những vị trí thuận tiện cho việc đi lại. Từ năm 1749, khi chúa Trịnh Doanh xây tường thành dựa trên tường lũy từ thời Mạc và có thêm 8 cửa ô thì số lượng chợ tăng thêm. “Buôn có bạn, bán có phường”, Hà Nội xuất hiện loại chợ chỉ bán một mặt hàng, chợ Gạo (đầu cửa sông Tô Lịch) chuyên bán gạo, chợ Hàng Cá chuyên bán cá. Nhưng cũng có chợ bán đủ mặt hàng như chợ Cầu Đông (ngã tư Hàng Đường - Chợ Gạo ngày nay) họp bên bờ sông Tô.
Xin phép được tham khảo và sưu tầm
Trong thế kỷ XVI, XVII, Thăng Long là nơi tập trung buôn bán rất sầm uất của miề đồng bằng Bắc Bộ. Thăng Long khi ấy còn có tên là kẻ chợ, từ 36 phố phường thời Lê đã trở thành một trung tâm chính trị và thương mại quan trọng.Đến thế kỷ thứ XVIII, đất kinh kỳ vẫn còn mang đậm nét làng xã, hầu như phường nào cũng có đình thờ thành Hoàng dàng gốc của mình.
Thế kỷ XVII, dân làng nghề thủ công vào Thăng Long lập cơ sở sản xuất khiến dân số Thăng Long đông hơn, mạng lưới chợ cũng phát triển nhanh chóng. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã kể ra 8 chợ ở Thăng Long, gồm chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử, chợ Bác Cử và chợ Ong Nước. Đến thế kỷ XIX, Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán biên soạn dưới triều vua Tự Đức ghi thêm chợ Mới (khu vực phố Hàng Chiếu ngày nay), chợ Đông Thành (phố Hàng Vải - Hàng Gà), chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền), chợ Yên Thái (Bưởi).
Địa điểm họp chợ ở Thăng Long - Kẻ Chợ thường là bãi đất rộng, cửa thành, cửa sông và hai bên sông Tô Lịch - những vị trí thuận tiện cho việc đi lại. Từ năm 1749, khi chúa Trịnh Doanh xây tường thành dựa trên tường lũy từ thời Mạc và có thêm 8 cửa ô thì số lượng chợ tăng thêm. “Buôn có bạn, bán có phường”, Hà Nội xuất hiện loại chợ chỉ bán một mặt hàng, chợ Gạo (đầu cửa sông Tô Lịch) chuyên bán gạo, chợ Hàng Cá chuyên bán cá. Nhưng cũng có chợ bán đủ mặt hàng như chợ Cầu Đông (ngã tư Hàng Đường - Chợ Gạo ngày nay) họp bên bờ sông Tô.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247