A/ 5-6-1862
B/ 24-2-1861
C/1-9-1858
D/ 24-2-1861
gửi bạn
chúc bạn học tốt
Năm 1860, những rắc rối trong việc bang giao với Trung Quốc khiến chính phủ Anh và Pháp phải mở một cuộc viễn chinh mới tại quốc gia đó. Do vậy, tất cả lực lượng Pháp tại Viễn Đông liền được dùng vào cuộc chiến, nên không những quân Pháp phải triệt thoái khỏi Đà Nẵng mà tại Sài Gòn chỉ còn để lại một đội quân nhỏ (khoảng 800 người) lo việc phòng thủ.[1]
Theo GS. Nguyễn Thế Anh thì khi đó, chính phủ Pháp đã muốn rút quân ra khỏi Việt Nam, nhưng khi nghe tướng Charles Rigault de Genouilly biện hộ và Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp là Chasseloup Laubat tán đồng, thì chính phủ Pháp liền thay đổi quyết định. Vì thế ngay khi hòa ước Bắc Kinh được ký kết ngày 25 tháng 10 năm 1860, vua nước Pháp là Napoléon III liền cử Đề đốc Léonard Charner thống lĩnh toàn bộ quân Pháp ở Viễn Đông, để hoàn thành nhanh việc chiếm cứ Nam Kỳ.[2] Và mục tiêu đầu tiên của viên tướng này là phải tấn công Đại đồn Chí Hòa, vì đây là một vật cản lớn cần phải phá bỏ để có thể tiến chiếm các nơi khác...
Lúc ấy, ngay khi nhậm chức ở Nam Kỳ, Nguyễn Tri Phương đã cho người dò la. Biết rõ đối với súng đạn có sức tàn phá rất mãnh liệt của người Pháp, quân Việt dù đông, dù can đảm tới đâu cũng không thể giáp chiến được, ông lựa chọn chiến lược nửa công nửa thủ, tức dựng chiến lũy để bảo vệ quân Việt Nam khỏi súng địch và bao vây dần quân Pháp. Ông truyền lệnh xây nhiều pháo đài và đắp lũy ở phía Bắc Sài Gòn.
Quân Pháp bị vây chặt tới nỗi trong 6 tháng liền không nhận được tin tức gì từ Pháp. Tuy có đôi lần quân Việt giành được thắng lợi, nhưng cũng không thể diệt nổi quân Pháp là vì súng đạn họ tinh xảo và bắn được xa hơn. Kể lại đôi lần chiến thắng này, nhà văn Phan Trần Chúc viết:
Sau khi bao vây được quân Pháp, Nguyễn Tri Phương cho quân liều chết dưới mưa đạn để hãm đồn Cây Mai. Trong đêm 3 và 4 tháng 7 năm 1860, 3.000 quân của ông đã anh dũng chiếm được một đồn lũy do Đại úy người Tây Ban Nha Fernandez chỉ huy với 100 lính Tây Ban Nha và 60 lính Pháp. Trong tháng 11 cùng năm, quân Pháp lại tấn công dữ dội các pháo đài ở Gia Định nhưng quân nhà Nguyễn đã đánh lui được đối phương khiến quân Pháp bị thiệt hại... Được tin thắng trận, vua Tự Đức tiếp tục ban thưởng cho các tướng sĩ ngoài mặt trận.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247