Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
a/.Dùng 1 ròng rọc động được lợi 2 lần về lực
Dùng 2 ròng rọc động được lợi số lần về lực là: 2 . 2 = 4 (lần)
Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi, do vậy số đường đi bị thiệt là 2 .2 = 4 lần.
Còn ròng rọc cố định chỉ để đổi hướng tác dụng lực so với khi kéo trực tiếp.
b/. Chân cầu thủ khi đá sẽ truyền cho quả bóng một động năng. Khi quả bóng đập vào cột dọc cầu môn, quả bóng bị chặn lại và biến dạng (lăn trở lại) . Động năng của quả bóng chuyển hóa thành thế năng đàn hồi. Sau đó quả bóng lấy lại hình cầu như trước làm nó bật trở ra. Thế năng đàn hội của quả bóng đã chuyển hóa thành động năng.
Câu 2: Tóm tắt:
s = 4,5km = 4500m
t = 30 phút = 1800giây
F= 80N
A = ?J
P= ?W
Giải:
Công thực hiện được là:
A = F.s = 80 . 4500 = 360 000J
Công suất trung bình do con ngựa sinh ra là:
P = A : t = 360 000 : 1800 = 200W
** C/m P = F.v
Ta có P = A : t
Thay A = F.s và t = s: v vào công thức, ta có:
P = F. s : s/v = F . s . v/s = F.v (rút gọc s với s)
Câu 3:
** Các phân tử nước và phân tử đường chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. Giữa các phân tử đường và phân tử nước đều có khoảng cách nên các phân tử nước sẽ xen vào khoảng cách của các phân tử đường làm cho đường tan, đồng thời các phân tử đường xen vào khoảng cách của phân tử nước làm cho nước ngọt.
** Nếu thả đường vào nước nóng thì đường sẽ tan nhanh hơn vì khi nhiệt độ tăng, các phân tử đường & nước đểu chuyển động nhanh hơn nên chúng hòa lẫn vào nhau nhanh hơn
Câu 4:
Không đúng vì các hạt vừng trộn lẫn với lạc không liên quan đến hiện tượng khuếch tán. Hiện tượng khuếch tán được hiểu là sự tự hòa lẫn vào nhau của các nguyên tử, phân tử của các chất. Các hạt vừng và các hạt lạc không được coi là các phân tử, chúng không thể tự hòa lẫn vào nhau được mà chỉ là sự trộn lẫn mà thôi.
Đáp án:
Câu 1.
a. Hệ thống này gồm hai ròng rọc động nên được lợi $2^2 = 4$ lần về lực và thiệt 4 lần về đường đi. Ròng rọc cố định không cho ta lợi về lực.
b. Khi cầu thủ đá quả bóng, động năng của chân chuyển hoá thành động năng của quả bóng.
Khi quả bóng đập vào cột dọc cầu môn thì động năng của quả bóng chuyển hoá thành thế năng đàn hồi rồi lại chuyển hoá thành động năng của quả bóng làm quả bóng bật trở lại.
Câu 2.
$s = 4,5km = 4500m$
$t = 30 ' = 1800s$
$F = 80N$
a. Công mà con ngựa đã thực hiện:
$A = F.s = 80.4500 = 360 000 (J)$
b. Công suất trung bình của con ngựa:
$\mathscr{P} = \dfrac{A}{t} = \dfrac{360000}{1800} = 200 (W)$
Ta có:
$\mathscr{P} = \dfrac{A}{t} = \dfrac{F.s}{t} = F.\dfrac{s}{t} = F.v$
Câu 3.
Khi thả cục đường vào chén nước, các phân tử đường sẽ khuếch tán xen giữa vào các phân tử nước làm cho nước có vị ngọt.
Nếu thả vào chén nước nóng thì do các phân tử nước chuyển động nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.
Câu 4.
Trộn một nắm vừng vào chậu đựng lạc, đó không phải là hiện tượng khuếch tán vì các hạt vừng không tự động trộn lẫn vào lạc.
Hiện tượng là hiện tượng khuếch tán nếu các phân tử của chất này tự động xen vào giữa các chất khác.
Giải thích các bước giải:
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247