Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Mngừơi lại hộ tớ với nhé cảm ơn ai làm...

Mngừơi lại hộ tớ với nhé cảm ơn ai làm mình sẽ tặng 5 ⭐️ liềnĐề bài (Học online nên không kiểm tra chẵn, lẻ) Câu 1 (5 điểm): Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý ngh

Câu hỏi :

Mngừơi lại hộ tớ với nhé cảm ơn ai làm mình sẽ tặng 5 ⭐️ liền

image

Lời giải 1 :

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên:

  • Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
  • Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Khẳng định một lần nữa lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
  • Góp phần làm phong phú truyền thống chống giặc ngoại xâm của quân dân ta. Để lại bài học vô giá: “Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc”.
  • Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với các nước khác.

    Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược như Đông Bộ Đầu (1258), Chương Dương - Thăng Long (1285) và Bạch Đằng (1288) đã để lại những bài học về việc tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng cho địa hình, đánh vận động, đánh tiêu diệt trong một trận quyết chiến. Trong các trận đó, nổi bật nhất là trận Bạch Đằng (1288). Trần Quốc Tuấn đã thực hành một kế hoạch tác chiến được tính toán kỹ càng, chuẩn bị chu đáo, từng bước dẫn dắt địch hành động theo ý định của ông, đưa chúng vào trận địa đã chuẩn bị sẵn và đúng thời điểm thuận lợi, kết hợp quân mai phục thủy bộ với bãi cọc ngầm được đóng sẵn và lợi dụng quy luật lên xuống của nước triều, để đánh trận tiêu diệt chiến lược.

    Trong quá trình chiến tranh, các hình thức chiến thuật như tập kích, phục kích, đánh tiêu hao, quấy phá địch bằng các lực lượng đã được vận dụng linh hoạt và có hiệu quả. Khi quân Nguyên muốn đánh lớn thì ta đánh nhỏ, khi quân giặc muốn tập trung thì ta lại phân tán, buộc chúng đánh theo cách đánh của ta. Khi quân địch đã suy yếu thì ta phản công, tổ chức những trận đánh lớn, bất ngờ, địch không kịp và không thể tập trung đối phó được.

    Trong những lần quân Nguyên đuổi theo đánh và định bắt vua Trần, quân ta thường khéo léo áp dụng các thủ đoạn nghi binh, đánh lừa địch, khiến cho tướng giặc tức tối, lồng lộn và cuối cùng bị sa vào bẫy phục kích của ta.

    Khi địch mạnh, quân ta thực hiện vừa đánh chặn, vừa rút lui; khi địch thua, tháo chạy thì quân ta chặn đánh và truy kích kiên quyết, có hiệu quả v.v...

Thảo luận

-- câu 2 là ở dưới dấu chấm ý nghĩa nha
-- Cảm ơn nhiều nha

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Nguyên nhân: 

+ Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước

+  Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến

+ Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là : Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần ( đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi. )

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Dập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông-Nguyên

+ bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc

+ Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược 

+ Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, để lại nhiều bài học vô cùng quý giá

Câu 2:

+ Sử dụng kế sách: "vườn không nhà trống".

+ Thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thủ và đồng thời phải biết tránh chỗ mạnh và đánh vào chỗ yếu của kẻ thù.

+ Phát huy được chỗ mạnh của quân đội và nhân dân.

+ Buộc giặc từ thế mạnh sang thế yếu và từ chủ động thành bị động để tiêu diệt giặc.

⇒ Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, thể hiện sức mạnh dân tộc.

Xin hay nhất, 5 sao ad ơi

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247