Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 3: Cho câu tục ngữ: “ Thương người như...

Câu 3: Cho câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân" a. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ trên và nêu tác dụng của biện pháp

Câu hỏi :

Câu 3: Cho câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân" a. Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? b. Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ trên? Câu 4: Đề bài: Hãy viết một bài văn trình bày quan điểm của em về cách ứng xử của con người trong xã hội ngày nay? a. Hãy lập dàn ý cho đề văn trên? b. Từ dàn ý đã lập hãy viết thành một đoạn văn cho đề trên? c. Hãy tìm và gạch chân năm quan hệ từ có trong đoạn văn của em? Giúp mình câu 3 câu 4 với

image

Lời giải 1 :

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: so sánh 

- Tác dụng:

+ Tác giả sử dụng biện pháp so sánh "thương người" với "thương thân" muốn nhấn mạnh nếu ta thương bản thân mình như thể nào thì hãy thương những người xung quanh ta như thế.

+ Qua bptt so sánh, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải yêu thường người khác như chính bản thân mình.

+ Phải biết đồng cảm và yêu thương người khác, coi nỗi đau của người khác như nỗi đau của mình để từ đó biết chia sẻ, cảm thông.

Câu 4:

a) I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

II. Thân bài:

- Giải thích ứng xử là gì: 

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

- Ứng xử mang lại điều gì cho con người:

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.

+ Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+ Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+ Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

- Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

III. Kết luận

- Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự.

b) Gợi ý đoạn văn mở bài :
     Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.
c) Gạch chân và in đậm ở câu trên

~Chúc bn học tốt~

~ Cho mik câu trl hay nhất nhaa~ ( Cảm ơn bn nhiềuuu )

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 3: 

a. BPTT: so sánh

Tác dụng: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b. Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.

Câu 4:

a.

A, Mở bài

– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

B, Thân bài:

-Giải thích ứng xử là gì?

>>> Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

-Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

+ Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.

+Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?

+Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

-Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

C, Kết luận

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn mình, lịch sự.

b. Người xưa từng dạy rằng: “Tiên học lễ, hậu học văn”.Nghĩa là trước hết cần cho dạy con người biết lễ nghi để sống đúng đạo lí. Sau mới dạy văn chương để hiểu biết xã hội. Lời dạy ấy đến nay còn nguyên giá trị. Xã hội càng văn minh thì con người cần phải lịch sự hơn. Ứng xử lịch sự thể hiện một lối sống hiền hòa, tôn trọng người khác. Nhưng , văn hóa ứng xử trong xã hội ngày nay không còn lịch sự, mẫu mực như xưa nữa. Điều đó thật đáng đau lòng.

Ứng xử lịch sự là cách cư xử lịch thiệp, nhã nhặn và biết tuân theo lề lối chuẩn mực xã hội trong giao tiếp. Mục đích của phép lịch sự là làm thỏa mãn và hài lòng các bên,giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong xã hội. Người lịch sự là người luôn có tác phong, đạo đức mẫu mực. Lúc nào họ cũng tỏ ra khoan dung, điềm đạm, tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác. Người lịch sự luôn ăn mặc gọn gàng, nói năng nhỏ nhẹ, từ tốn. Trong giao tiếp, họ biết lắng nghe người khác nói, không cướp lời, ngắt lời hay chiêm lời. Khi nói, họ nói một cách thận trọng và luôn gợi ý cho người khác góp lời. Người lịch sự biết cảm ơn khi nhận từ người khác một giá trị nào đó và chân thành xin lỗi, nhận lỗi và sửa chữ, khắc phục khi phạm phải lỗi lầm. Nhìn chung, người lịch sự luôn nghiêm khắc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định.

Con người luôn tồn tại trong những mối liên hệ xã hội vô cùng phức tạp. Không ai có thể một mình mà làm mọi công việc, sáng tạo ra mọi thứ và càng không thể tách mình ra khỏi xã hội. Nghĩa là, nếu muốn sống và làm việc thành công, con người phải biết tôn trọng lẫn nhau. Sự tôn trọng lẫn nhau thể hiện rõ ràng nhất là lối ứng xử một cách lịch sự.

Có người nói lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa tâm hồn. Lịch sự trong giao tiếp giúp gắn kết con người lại với nhau. Nhờ lối ứng xử lịch sự của bản thân và của người khác, con người tin tưởng lẫn nhau hơn, sẵn sàng bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình và hợp tác với người khác trong công việc, cùng nhau hướng đến một mục đích tốt đẹp. Bởi thế, trong công việc hàng ngày và trong kinh doanh, tính lịch sự là tiêu chuẩn hàng đầu của con người.

Tính lịch sự thể hiện vẻ đẹp nhân cách con người. Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự. Ứng xử lịch sự thể hiện một nhân cách cao đẹp, một tính cách hiền hòa, thân thiện. Chính tính lịch sự làm toát lên ở con người vẻ đẹp của phẩm chất. Có thể ví tính lịch sự là cánh cửa rộng mở, nơi đi ra của những đức tính và nơi trở về của lòng kính trọng.

Tính lịch sự, tế nhị trong giao tiếp luôn là chuẩn mực trong truyền thống văn hóa của dân tộc, là phẩm chất cần có của con người Việt Nam ta từ nghìn đời nay. Dân tộc ta vốn điềm đạm nhưng cởi mở, cẩn trọng nhưng phóng khoáng, vô tư nhưng hết sức lịch sự, tinh tế. Trong giao tiếp, lại tỏ ra vô cùng nhã nhặn. Điều đó thể hiện sâu sắc trong ca dao dân ca với những câu hò câu hát kín đáo mà chân tình, sâu sắc.

Người lịch sự thường có bản lĩnh hơn người. Bởi họ biết kiềm chế bản thân và hướng đến tôn trọng người khác. Họ nhận rõ điều lợi, điều hại, không hơn thua, so bì. Chính vì luôn lịch sự trong giao tiếp, họ thường ít mắc si lầm, trở nên tự tin, sáng suốt và hành dộng quyết đoná, mạnh mẽ. Bởi vậy, họ luôn được người khác tin tưởng, yêu mến và kính trọng. Trong công việc, họ dễ chiếm lĩnh lòng tin cậy và giao phó trọng trách. Họ chính là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người. Những người lịch sự bởi thế mà dễ thành công trong cuộc sống. 

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tính lịch sự. Họ thường tỏ ra thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác. Họ thường cười nói vô tư, không quan tâm đến những điều tế nhị và càng không có lễ nghi, văn hóa trong giao tiếp. Khi bị nhắc nhở, khuyên bảo, họ tỏ ra giận dỗi, oán trách. Bởi thế, họ thường bị mọi người khinh ghét. xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247