Câu 1. * Đặc điểm KH C.Nam Cực:
- Khí hậu rất giá lạnh, nhiệt độ quanh năm < 00C.
- Châu Nam Cực còn được gọi là “cực lạnh” của thế giới. Người ta đo được nhiệt độ thấp nhất ở đây là – 94,50C.
- Là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới, vận tốc trên 60 km/ giờ.
* Nguyên nhân: Trái Đất nóng lên toàn cầu là do việc phát thải lượng lớn khí metan quá mức cho phép ở ngưỡng giới hạn nhất định từ Bắc Cực và các vùng đất ẩm ướt. Khí metan chính là loại khí nhà kính giữ nhiệt. Khi nhiệt độ trung bình của Trái Đất nóng lên thì sẽ làm cho lượng băng ở Nam Cực và Bắc Cực tan ra.
*Anh hưởng: Khi băng ở Nam Cực tan ra sẽ làm cho nước biển và đại dương dâng cao, làm chìm ngập nhiều vùng đất trũng ven biển, đã ảnh hưởng lớn tới đời sống sản xuất của dân cư ven biển ; tàu thuyền đi lại ở nơi có băng trôi sẽ rất nguy hiểm.
*Liên hệ:
-Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
-Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
-Hạn chế sử dụng túi nilon.
-Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt.
-Tích cực trồng cây xanh.
-Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
.-Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường.
Câu 2:
* KH châu Đại Dương:
- Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương.
Câu 3:
*DS Châu âu đang già đi vì:
-Tỉ lệ sinh thấp
-Tỉ lệ gia tăng dân ssos tự nhiên không tăng có khi âm
-Tỉ lệ người dưới độ tuổi lao dọng ngày càng giảm
*Sụ phát triển các ngàng CN ở c.âu:
Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
Sản xuất được phân bố tập trung
Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…
Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không…
* Lĩnh vực dịch vụ:
- Hoạt động dịch vụ ở châu Âu thâm nhập rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.
- Phát triển nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, giáo dục, xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch.
*Sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao vì: – Có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao. – Áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. – Gắn chặt với công nghiệp chế biến và được sự hổ trợ tốt của dịch vụ (marketting, buôn bán, tài chính, bảo hiểm….)
Câu 4:
*Châu âu có ba dạng địa ở hình chính là đồng bằng, núi già và núi trẻ
-Núi già ở vùng phía Bắc và trung tâm, ví dụ như dãy Xcan-đi-na-vi, dãy Uram.
-Núi trẻ ở vùng phía Nam ví dụ như dãy Am-pơ, Penlin
-Đồng bằng đi kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích khu vực
*Đặc điểm khí hậu châu Âu: - Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới; ... - Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới. - Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây.
Câu 5:
* Hình 52.1, nhận xét:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18oC, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8oC, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10oC
+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
+ Mùa mưa ít hơn: tháng 2 đến tháng 9.
+ Tổng lượng mưa: 820mm.
- Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0oC; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm).
*hình 52.2, nhận xét:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20oC, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12oC, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32oC.
+ Mùa mưa: tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Tổng lượng mưa: 443mm.
- Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: biên độ nhiệt trong năm lớn : mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0oC, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông ngòi có thời kì bị đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ (từ 400 đến 600mm/năm).
#CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA!!
Câu 1:
* Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
– Băng tuyết bao phủ quanh năm.
– Khí hậu lạnh giá, gió bão nhiều và mạnh nhất thế giới.
– Thực vật không thể tồn tại.
– Động vật: những loài chịu lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, chim biển, …
– Giàu tài nguyên khoáng sản: than, sắt, đồng,…
* Băng tan ở châu Nam Cực là do con người không có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường làm Trái Đất ngày một nóng lên và dẫn đến nguy cơ băng tan ở Nam cực
Ảnh hưởng: Băng ở Nam Cực tan sẽ làm nước biển và đại dương dâng cao, làm ngập nhiều vùng ở ven biển, trong đó có nhiều đồng bằng châu thổ dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế đa dạng.
* Bản thân em đã làm những việc:
- Trồng và chăm sóc cây xanh.
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường.
- Vứt rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế sử dụng các loại rác thải nhựa.
- Tuyên truyền cho gia đình và bạn bè về bảo vệ môi trường.
Câu 2:
- Đặc điểm khí hậu châu Đại Dương:
+ Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hoà. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi tuỳ thuộc vào hướng gió và hướng núi. Rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa mùa nhiệt đới phát triển xanh tốt cùng với rừng dừa đã biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương.
- Đặc điểm dân cư châu Đại Dương:
+ Mật độ dân số thấp nhất thế giới
+ Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều:
++ Đông dân ở khu vực Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
++ Thưa dân ở các đảo
++ Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2008 chiếm 70% dân số trong các đô thị).
+ Dân cư gồm hai thành phần chính:
++Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).
++Người bản địa khoảng 20% dân số.
Câu 3:
a, Dân số châu Âu đang già đi vì:
- Dân số châu Âu là 727 triệu người (năm 2001).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%. Nhiều nước Đông Âu và một số nước Bắc Âu, Tây Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm. Dân số tăng ở một số nước chủ yếu là do nhập cư.
- Mật độ dân số trung bình của châu Âu là trên 70 người/km2. Những vùng có mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải. Trong khi đó, dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao.
- Mức độ đô thị hoá cao. Châu Âu có khoảng 75% dân số sống trong các đô thị và hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
- Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dài đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
- Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
b, Sự phát triển các ngành công nghiệp ở châu Âu:
- Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Sản xuất được phân bố tập trung
- Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…
- Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không…
c, Sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ châu Âu:
- Hoạt động dịch vụ ở châu Âu thâm nhập rộng khắp và phục vụ cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế.
- Phát triển nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, giáo dục, xuất nhập khẩu, thương mại và du lịch.
d, Sản xuất nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả cao vì:
– Có nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao.
– Áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
– Gắn chặt với công nghiệp chế biến và được sự hỗ trợ tốt của dịch vụ (marketting, buôn bán, tài chính, bảo hiểm….)
Câu 4:
a, - Châu Âu có 3 dạng địa hình chính: Đồng bằng, núi già, núi trẻ.
- Châu Âu có 4 kiểu khí hậu chính:
+ Khí hậu ôn đới hải dương.
+ Khí hậu hàn đới.
+ Khí hậu địa trung hải.
+ Khí hậu ôn đới lục địa.
b, Sản xuất nông nghiệp ở phía Tây châu Âu đạt hiệu quả cao vì:
+ Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
+ Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
+ Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây.
Câu 5:
* Hình 52.1:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18 độ C, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8 độ C, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10 độ C
+ Mùa mưa nhiều: tháng 10 đến tháng 1 năm sau.
+ Mùa mưa ít hơn: tháng 2 đến tháng 9.
+ Tổng lượng mưa: 820mm.
=> Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0 độ C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm).
* Hình 52. 2:
+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20 độ C, tháng 7.
+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12 độ C, tháng 1.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32 độ C.
+ Mùa mưa: tháng 5 đến tháng 10.
+ Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Tổng lượng mưa: 443mm.
=> Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: biên độ nhiệt trong năm lớn : mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông ngòi có thời kì bị đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ (từ 400 đến 600mm/năm).
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247