* Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển:
- Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.
- Tỉ lệ dân thành thị cao:
+ Năm 1950, tỉ lệ dân thành thị ở các nước phát triển là 54,8% cao gần gấp đôi so với tỉ lệ trung bình của thế giới (29,6%).
+ Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị là 79,1% (tỉ lệ trung bình của thế giới là 56,2%).
+ Một số quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao vào năm 2020 là: Hà Lan (92,2%), Nhật Bản (91,7%), Đan Mạch (88,1%),...
- Phần lớn ở các nước phát triển đô thị có quy mô nhỏ và trung bình.
- Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao nên => nhiều đô thị, chức năng kinh tế giữ vai trò chủ đạo. Các đô thị có quy mô dân số lớn thường gắn với chức năng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Lối sống thành thị đã lan tỏa mạnh mẽ về các vùng nông thôn. Sự khác biệt về lối sống giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn ở các nước phát triển ít hơn so với các nước đang phát triển.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247