Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Lập dàn ý giải thích , nghị luận các câu...

Lập dàn ý giải thích , nghị luận các câu tục ngữ ( Lập cái dàn ý chung áp dụng với mọi bài tục ngữ nhé ) câu hỏi 211536 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Lập dàn ý giải thích , nghị luận các câu tục ngữ ( Lập cái dàn ý chung áp dụng với mọi bài tục ngữ nhé )

Lời giải 1 :

Bạn tham khảo nhé:

a) Mở bài:
- Dẫn dắt câu tục ngữ
- Khái quát nội dung của câu tục ngữ đó ( Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khi đang hưởng thụ một thành quả tốt đẹp, bạn nên biết ơn người đã tạo ra thành quả đó,.... )
-
b) Thân bài:
- Giải thích rõ từng lớp nghĩa của câu tục ngữ cần giải thích theo hai mặt:
+ Nghĩa đen ( Giải thích nghĩa theo từng từ khóa ở câu tục ngữ đó )
+ Nghĩa bóng: Liên hệ giá trị của câu tục ngữ với cuộc sống con người ( Ví dụ: Nghĩa bóng của câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách: Đã khuyên dạy ta một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống về bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn, phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh,.. )

- Bình luận, đánh giá vấn đề, tư tưởng của câu tục ngữ cần được giải thích thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng:
+ Có thể đặt ra câu hỏi "Tại sao",... cho vấn đề rồi tự trả lời cho câu hỏi đó ( Ví dụ cho câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách "Tại sao người với người cần phải yêu thương, quan tâm lẫn nhau thì xã hội mới yên vui?,... )
+ Lật lại vấn đề, phê phán những cái xấu trong xã hội ( Ví dụ cho câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách: Phê phán những người vô tâm,... )
+ Có thể thêm một số dẫn chứng cho bài văn để đảm bảo được tính thuyết phục cho người đọc, người nghe ( Ví dụ cho câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách có thể nói về các chương trình tình nguyện, giúp đỡ những người có số phận không sung sướng như chúng ta,... )
+ Bài học nhận thức và tự liên hệ với bản thân 

c) Kết bài: Khẳng định lại một lần nữa về giá trị của câu tục ngữ đối với chúng ta 


Thảo luận

Lời giải 2 :

Tham khảo 

Dàn ý giải thích , nghị luận các câu tục ngữ

a) Mở bài

– Giới thiệu về tác giả (không cần chi tiết, chỉ nêu vài nét). Nếu đề bài yêu cầu về tác phẩm thì không cần đề cập tỉ mỉ về tác giả.

– Các thông tin nên đưa vào bài viết như: tên, thời điểm sáng tác, đặc sắc của tác phẩm…

– Nêu được các luận đề cần giải quyết.

b) Thân bài

– Bố cục sẽ theo các bước đó là: Luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2 – dẫn chứng thuyết phục người đọc.

– Nêu các nội dung, đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ, đoạn trích. Nên phân tích rõ hơn các câu thơ hoặc dẫn chứng từ đoạn trích để làm rõ cái hay cái đẹp của bài thơ, đoạn trích.

– Để giúp cho bài văn có tính thuyết phục nhớ so sánh tác phẩm với các tác phẩm cùng thời điểm.  Điều này làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc, giá trị nghệ thuật của chủ đề nghị luận (bài thơ, đoạn trích tác phẩm…)

– Nhớ vận dụng thêm các biện pháp phân tích, chứng minh, bàn luận…để làm rõ nhận định.

c) Kết bài

Dựa theo công thức:

– Tóm lại vấn đề đang trình bày

– Rút ra các kết luận về chủ đề nghị luận văn học.

– Ý kiến, bàn luận của cá nhân về chủ đề.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247