Hai khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài Nhớ rừng cho ta thêm hiểu hơn về nỗi khao khát quá khứ huy hoàng của chúa sơn lâm. Những kỉ niệm xưa ùa về trong trí nhớ của con hổ với niềm thiết tha được thể hiện qua những hình ảnh liệt kê như bóng cả, cây già, gió, đại ngàn.. Bức tranh rừng núi hiện lên sinh động và gắn với muôn ngàn những khao khát rạo rực trong chúa sơn lâm. Giữa bầu không gian rộng lớn ấy, hổ vươn mình kiêu hãnh trong tâm thế, tư thế vị chúa tể cùng những bước chân của tự do, của quyền lực khám phá cuộc đời. Hình ảnh so sánh được dùng trong khổ thơ thật đẹp. khi làm sáng rõ tấm thân dẻo dai, uyển chuyển và chúa sơn lâm càng đẹp hơn trong khung cảnh tứ bình nơi núi rừng hoang vu, nguyên sơ với sự đường bệ của hổ. Mở đầu đó là bức tranh đêm trăng với màu sắc và ánh sáng. HÌnh ảnh con hổ đứng bên bờ ngắm nhìn trong trạng thái say mồi, sảng khoái thưởng thức dòng suối mát trong khiến ta liên tưởng đến vị thi sĩ trong đêm với trạng thái "say mồi". Phải chăng, hổ là người nghệ sĩ thơ mông của núi rừng? Bức tranh ngày mưa với vẻ đẹp tươi mới, rộn ràng làm giấc ngủ “tưng bừng” của "ta"- chúa sơm lâm vô cùng rực rỡ. Hoàng hôn gõ cửa và làm mọi thứ đều soi màu trong nắng chiều rực rỡ, dữ dội với sự mạnh mẽ vô cùng, vô tận. Gam màu nóng lúc này trở thành gam màu chủ đạo của bức tranh và chúa tể lại đang chờ đón khoảnh khắc “chết mảnh mặt trời gay gắt” ấy nhằm thực hiện nỗi niềm khao khát lớn. Và liệu lời than, sự bất lực, bế tắc của hổ có phải là nỗi niềm của nhà thơ, nỗi lòng dân tộc ta thời ấy?
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247