Nhà thơ bước tới nơi đây khi cảnh đã bước sang xế chiều, bóng tối dần xâm lấn không gian, thời điểm cuối ngày ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mông lung. Đặc biệt giữa không gian rộng lớn của đèo Ngang, khiến cho thi nhân càng cảm nhận rõ hơn một nỗi cô đơn giữa chốn xa lạ. Bức tranh thiên nhiên chiều tà ấy được điểm tô bởi “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Cỏ cây cùng hoa lá vươn lên tìm lấy sự sống cho mình. Động từ ‘chen” như diễn tả sự chen chúc, không hàng lối, gợi ra bức tranh thiên nhiên um tùm, hoang vu, gợi buồn nơi núi rừng. Và trong bức tranh thiên nhiên ấy, thấp thoáng bóng dáng con người trong công việc lao động bình dị thường ngày. Thế nhưng, sự xuất hiện của con người khiến tác giả cảm nhận sự hiu quanh như lớn dần thêm. Bởi số lượng ít ỏi “tiều vài chú” và “lác đác bên sông, chợ mấy nhà” càng làm tăng thêm sự vắng vẻ của đèo Ngang. Bóng người thưa thớt dưới núi và những ngôi nhà thấp thoáng trong chợ nhỏ, sự sống đấy nhưng sao buồn tẻ, nhạt nhòa. Nhà thơ dường như đang tìm kiếm hơi ấm của con người trong bức tranh sinh hoạt nơi đây nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm đìu hiu, cô quạnh. Qua bức tranh thiên nhiên ấy, ta thấy được một tâm hồn đa cảm, chất chứa những nỗi niềm, tâm sự của thi nhân trước non sông, đất nước.
@KING777
Mik sẽ trình bày theo lập dàn ý, gạch từng đầu dòng và bạn có thể chọn những câu mà bạn cảm thấy ok để đưa vào bài của bạn nhé!
Dàn ý:
1. MB:
- Giới thiệu tác giả, văn bản
- Nội dung chính của văn bản
VD: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có của văn học trung đại có tài làm thơ Nôm. "Qua Đèo Ngang" là một bài thơ tiêu biểu của bà được viết khi bà đi qua Đèo Ngang vào Huế giữ chức Cung trung giáo tập. Bài thơ miêu tả cảnh Đèo Ngang đồng thời thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh Đèo Ngang.
2. TB:
* Khái quát: Bài thơ viết bằng chữ Nôm theo thể thơ thất ngôn bát cú, vần, thanh điệu, bố cục, đối xứng đến câu kết thúc. Bài thơ đẹp như một bức tranh hùng vĩ mà hoang sơ, gợi cảm.
* Bốn câu thơ đầu: cảnh Đèo Ngang (trích thơ)
* Hai câu thơ đầu:
- Cảnh Đèo Ngang được tác giả miêu tả"bóng xế tà" đó là cảnh chiều tà, nắng nhạt, khi cảnh hoàng hôn dần tắt. Đây là thời điểm dễ gợi cảm giác cô đơn, buồn, nhớ trong lòng người lữ khách. Cái không gian buổi chiều chính là khi đàn chim trở về tổ ấm, trâu quay về chuồng và con người quay trở về nhà để cùng sum họp, cùng chia sẻ nỗi vất vả sau một ngày lao động . Chính là lúc con người khát khao cái hơi ấm của gia đình, hơi ấm của tình cảm của sự sẻ chia.
- Tác giả sử dụng phép liệt kê: cỏ, cây, đá, hoa, lá và điệp ngữ "chen" với lối gieo vần lưng"đá - lá" đã gợi tả sự chen chúc, rậm rạp, bề ộn, hoang sơ của thiên nhiên Đèo Ngang. Bức tranh với không gian cao, rộng, vẽ lại một vùng non nước của miền Trung, là một bức tranh đẹp nhưng buồn vì cảnh vật thiếu bàn tay chăm sóc của con người
- Như vậy ở hai câu đầu, tác giả đã giới thiệu cho ta thấy không gian và thời gian, cái hành trình mà tác giả bước tới Đèo Ngang. Thế nhưng thời gian lại gợi buồn, không gian thì hoang vu, vắng lặng. Hai câu thơ tiếp theo cái không gian ấy, cái bức tranh thiên nhiên ấy lại tiếp tục được làm rõ, có sự xuất hiện bóng dáng cuẩ con người.
* Hai câu thơ tiếp theo đã có sự hiện diện của con người
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
-Tác giả sử dụng từ láy tượng hình "lom khom, lác đác" gợi dáng vẻ vất vả của con người và sự thưa thớt của cảnh vật, sự ít ỏi của con người nơi Đèo Ngang. Thương thì nói đến chợ là người ta nghĩ đến khung cảnh buồn. Thế nhưng ở đây "chợ mấy nhà" không hề có âm thanh, không hề gợi cái đông vui, tấp nập mà trái lại cho ta thấy vẻ dìu hiu chỉ có mấy túp lều, mấy cái lán nhỏ bé cũ kĩ dưới tầm mắt nơi bến sông kia.
⇒ Như vậy, bức tranh hoang sơ và heo hút của Đèo Ngang đã xuất hiện cộc sống và con người. Nhưng sự xuất hiện đó chỉ càng tô đậm cho bức tranh Đèo Ngang đã vắng lặng lại còn buồn tẻ hơn
Bằng nét chấm phá, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiê Đèo Ngang vắng lặng, buồn tẻ. Bức tranh đó đã khơi gợi nỗi buồn, khơi gợi niềm tâm sự.
3. KB:
- Khái quát nghệ thuật và nội dung của 4 câu thơ đầu.
Chúc bạn học tốt!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247