Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ...

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thườn

Câu hỏi :

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”

Lời giải 1 :

Bài làm:

       Trong xã hội hiện đại ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu tiếp thu tri thức là vô cùng quan trọng đối với nhân loại. Sở dĩ, có sách ta sẽ mở được con đường dẫn tới thành công và được hoàn thiện bản thân. Có ý kiến cho rằng: “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”." Vậy để hiểu rõ về ý kiến này có đúng hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ để có thể làm sáng tỏ ý kiến này.

        Trước hết, như chúng ta đã biết sách là người bạn thân thiết của mỗi người, đọc những cuốn sách hay chúng ta có những phút giây được tự do theo đuổi những suy nghĩ, những rung động riêng hoà theo hồn câu chữ mà không bị vướng bận bởi bất cứ thứ gì, hay tâm hồn ta sẽ được thanh thản, thoải mái, làm chúng ta cảm thấy bình yên trước những ồn ào của cuộc sống xô bồ. Đọc sách để mở mang trí tuệ bởi nó giúp con người ta có thể nâng cao hiểu biết, tiếp thu tri thức. Sách có một khả năng tập trung kiến thức, kinh nghiệm rất lớn. Do đó sách có thể cung cấp cho ta một nguồn tri thức khổng lồ đã được đúc kết cô đọng và chính xác ở mức độ cao. Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Đọc sách cũng giống như là một việc thường ngày trong sinh hoạt thường trực của con người, là một thói quen để con người tìm hiểu tri thức, giúp con người mở mang trí tuệ, nâng cao hiểu biết, tiếp thu tri thức, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết thêm về đời sống, xã hội, con người và nhận thức chính mình. Có thể bạn chưa biết những người thường đọc nhiều, họ rất hiếm khi hoặc thậm chí là không viết sai chính tả. Khi đọc sách, chúng ta dễ dàng nhận mặt chữ hơn so với việc phải cố ép mình ghi nhớ chính tả nhiều trong đầu. Không những thế, sách cũng giúp mở rộng vốn từ, vốn văn chương của con người. Khi ta thấy có những người họ rất giàu cảm xúc khi viết văn hay nói về một vấn đề nào đó, có lẽ là do sự tác động của việc đọc sách tới tư tưởng, tình cảm và thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách của con người. Nói vậy có nghĩa là sách nào cũng hay, cũng tốt ư? Không đâu, nói như thế không có nghĩa là bất cứ quyển sách nào cũng bổ ích, cũng hay, cũng cần đọc: số lượng sách nhiều vô số, gồm rất nhiều loại: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách về từng lĩnh vực, khoa học, y học, nghệ thuật, sách cũng bao gồm cả truyện,… Vốn dĩ nhiều sách như thế nếu chúng ta cố gắng đọc hết cùng một lúc thì dung tích bộ não của chúng ta có thể không tiếp nhận được nếu nó quá nhanh, quá dài hay quá nhiều. Thay vì cố gắng đọc nhiều, nhanh để rồi không thấm được giá trị của sách sao chúng ta không thử đọc để ngẫm, để áp dụng bài học vào cuộc sống, vào việc ứng nhân xử thế? Đồng nghĩa với việc khi có sách hay, tất nhiên không thể tránh khỏi sách có những tư duy độc hại. Vậy nên chất lượng mỗi sách là khác nhau, do vậy đọc sách cần phải lựa chọn kĩ càng từng loại sách, chất lượng sách nếu không tốt sẽ chiếm một phần lớn thời gian và sức lực của ta mà chẳng đem lại một kiến thức bổ ích gì. Mặt khác, nguồn tri thức mà sách cung cấp có dồi dào đến đâu, có phong phú đến đâu nhưng nếu người đọc không có phương thức đúng đắn như đọc nhiều mà chỉ lướt qua thì chẳng đọng lại bao nhiêu, đọc cốt lấy nhiều sách để đi khoe:”tôi đã đọc….” thì cũng như không bởi kiến thức không để ghi nhớ vào đầu. Do đó đọc cần phải đọc kĩ, biết suy ngẫm và tiếp thu.

        Như vậy việc đọc sách còn rèn luyện cho ta kĩ năng nghiền ngẫm, phân tích tức là ta được tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp, tự mình cảm nhận, không phải qua người trung gian. Nhờ đó đọc sách không những giúp ta có thêm hiểu biết mà còn giúp người đọc dần dần chín chắn hơn, biết tự mình suy nghĩ trước mọi vấn đề. Việc đọc sách đối với lứa tuổi thiếu nhi, tuổi mới lớn là vô cùng cần thiết và bổ ích. Mở mang trí tuệ không chỉ là việc tiếp thu tri thức mà còn là sự rèn luyện những nếp nghĩ, sự sáng tạo. Chúng ta không nên có suy nghĩ đọc sách chẳng để làm gì hay chẳng có kết quả cho tương lai chúng ta bởi : “ Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ”."

Xin hn ạ.         -.-

@Enk

#BTS

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. ĐỌc sách chính như là một việc thường ngày trong sinh hoạtm thường trực của con người. Sách là kho tàng kiến thức vô hạn của nhân loại, nó chứa đựng tất cả tinh hoa về trí thức của con người. Đọc sách là một thói quen để con người tìm hiểu tri thức. Đọc sách giúp con người mở mang trí tuệ, nâng cao hiểu biết, tiếp thu tri thức. Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã hội, con người và nhận thức chính mình.  Sách cũng giúp mở rộng vốn từ, vốn văn chương của con người. Nhờ sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn.  Việc đọc sách có tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách của con gnười. Sách cũng là một cách giải trí hiệu quả. Những mẩu truyện cười, những bài thơ nhỏ giúp ta cảm thấy thoải mái hơn nhiều sau những giờ làm việc căng thẳng. Tóm lại, đọc sách không những giúp chúng ta mở mang tri thức, mà còn nâng cao tâm hồn mình. Vid vậy, mỗi người hãy tự rèn luyện cho mình được một thói quen đọc sách để tự hoàn thiện bản thân mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247