Trang chủ GDCD Lớp 9 thuyết trình về 1 truyền thống dân tộc kèm ảnh...

thuyết trình về 1 truyền thống dân tộc kèm ảnh câu hỏi 3160280 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

thuyết trình về 1 truyền thống dân tộc kèm ảnh

Lời giải 1 :

*TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ:

Trang phục dân tộc Ê Đê gồm những gì?

Trang phục người Ê Đê có đầy đủ các thành viên, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Trang phục truyền thống của dân tộc Ê Đê là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc sỡ, phụ nữ mặc áo, quần váy đàn ông đóng khố, mặc áo. Đồng bào ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia dân tộc này có tục cà răng quy định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.

Giới thiệu về trang phục dân tộc Ê Đê

Người đàn ông Ê Đê để tóc ngắn quấn khăn màu chàm nhiều vòng trên đầu, y phục gồm áo và khố. Áo có hai loại cơ bản:

Loại tay dài

Khoét cổ chui đầu, thân dài trùm mông, xẻ tà, đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục truyền thống của nam. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khoe.

Loại áo dài qua gối

Loại áo dài (quá gối), khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo ngắn trên,… Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bong và băl là loại khố thường.

Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn “đại bàng dang cánh”, ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.

Trong truyền thống, đàn ông Ê Đê dùng khố để che chắn nửa thân dưới của mình. Thông thường khố có chiều rộng rơi vào khoảng 30cm. Tùy vào địa vị xã hội và dịp lễ mà khố có độ dài ngắn khác nhau. Những người ở tầng lớp cao hơn thường vận khố có chiều dài hơn.

Khố được mặc bằng cách quấn vòng quanh eo sau đó được luồn qua háng. Một đầu khổ được giắt ở bên sườn giúp cố định chiếc khố được chắc chắn, phần còn lại được buông thả ở chính giữa phía trước. Về mùa lạnh, đàn ông Êđê thường khoác tầm mềm Abăn dệt bằng sợi bông, nhuộm chàm, trên đó trang trí những đường hoa văn. Hình ảnh này tạo đã góp phần tạo nên hình tượng người con trai mạnh mẽ và hùng dũng giữa núi rừng đại ngàn Tây Nguyên.

Quần áo dân tộc Ê Đê Nữ

Trang phục truyền thống của phụ nữ Ê Đê đó là váy tấm, áo chui. Bằng bàn tay khéo léo và sự tinh tế, tỉ mẩn của mình, người Ê Đê đã dệt nên những bộ trang phục mang đậm màu sắc của dân tộc. Những đường viền được kết hợp cùng với các dải hoa văn bằng những sợi chỉ đỏ, vàng hoặc trắng.

Phần tay áo được thiết kế có phần ngắn và tương đối hẹp, phần cổ cao và rộng để có thể dễ dàng chui mặc. Người phụ nữ Ê Đê mặc váy tấm, là các tấm vải choàng được quấn quanh eo thành nhiều vòng và được cố định lại với nhau bằng các sợi dây.

Tấm vải này có hình chữ nhật với phần chiều rộng khoảng 1,3m và chiều dài khi thả xuôi xuống là gần 1m. Khi mặc lên mình, gấu của váy có thể dài chạm đến gót chân của người phụ nữ tạo nên sự kín đáo.

Áo của phụ nữ Ê Đê có tên gọi là Ao mniê. Chiếc áo này có thiết kế khá đặc biệt, nó được xẻ ngang từ bờ vai trái sang vai phải và được mặc bằng cách chui. Khi mặc lên, áo ôm sát vào thân mình của các cô gái và được buông xuôi dài tới phần thắt lưng. Hai vạt trước và sau của áo có chiều dài bằng nhau. Chiếc áo này không có thiết kế hở tà. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu và từng mùa mà áo của người phu nữ dân tộc Ê Đê dài tay hoặc ngắn tay.

Một số hình ảnh trang phục dân tộc Ê Đê

image
image
image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

rong một năm có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra. Tuy nhiên, cứ đến tháng 12 âm lịch, khi tận tay xé những tờ lịch cuối cùng để thấy một năm sắp sửa qua đi, lòng người lại hồi hộp, xao xuyến vì một năm mới đang đến gần. Dù có đi đâu về đâu, mỗi người dân Việt Nam đều không thể quên được ngày Tết cổ truyền của dân tộc – ngày hội non sông, ngày hội gia đình.

     Chữ Tết có nhiều cách gọi khác nhau như: Tiết, Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán,… nhưng người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên đán”. “Nguyên” và “đán” là hai chữ Hán mang ý nghĩa là đổi sang một buổi sáng hay một năm mới.

     Tết Nguyên Đán thực chất được bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời Tam Hoàng và được tổ chức vào tháng giêng hằng năm.

     Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Những người đàn ông trong gia đình sẽ sơn sửa, trang trí lại nhà cửa để chào đón năm mới. Còn những người phụ nữ thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi vì, đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Trẻ con thì háo hức vì được nghỉ học, được đi chơi, mua sắm quần áo mới.

     Những ngày Tết cổ truyền của người Việt thường diễn ra với rất nhiều phong tục đã được lưu truyền. Sáng 23 Tết, mọi người thường đi chọn mua những con cá chép to, đẹp để cúng, thả với quan niệm là tiễn Ông Táo về chầu trời. Trong căn bếp của mỗi gia đình cũng không thể thiếu được một mâm cỗ với đầy đủ các món để cúng tổ tiên. Còn đêm 30, người dân thường đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc. Người dân Việt còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa. Người xông nhà phải là người hợp tuổi với chủ nhà thì gia đình mới may mắn, làm ăn phát đạt. Do đó, chủ nhà sẽ phải chọn người xông nhà thật kĩ để tránh xui xẻo.

     Sáng mùng một Tết, người dân có tục con cháu đi chúc Tết ông bà, cha mẹ. Trẻ con rất háo hức khi nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm có một chút tiền mừng tuổi bên trong với lời chúc may mắn, học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ. Trong những ngày đầu năm mới này, người dân cũng có tục đi lễ chùa để cầu may, một số người còn tranh thủ mua muối vì các cụ có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Với đối tượng học sinh, sinh viên, vào năm mới thường có tục lỗ “khai bút đầu xuân” với ước nguyện một năm mới học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt.

     Ngày Tết của dân tộc Việt có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là lúc mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm cũ đã qua và ước nguyện cho một năm mới sắp tới. Tết giúp cho con người gần gũi, xích lại gần nhau hơn, tha thứ, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm. Bởi thế, ai mà không nhớ Tết, không mong đến Tết?

     Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có những phong tục, tập quán riêng. Tết Nguyên đán của người Việt Nam là một sự kiện đặc biệt mang nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền qua bao thế kỉ. Mặc dù trải qua thời gian với bao biến động của lịch sử, các phong tục đã ít nhiều bị mai một và pha trộn nhưng đã là người Việt thì dù ở đâu, đi đâu, trái tim vẫn luôn hướng về cội nguồn dân tộc mình.

image
image
image
image

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247