Trang chủ Vật Lý Lớp 9 Ví dụ 15:Người ta cho vào trong chiếc bình bằng...

Ví dụ 15:Người ta cho vào trong chiếc bình bằng đồng có khối lượng M=100g một lượng m1= 0,5kg nước cùng ở nhiệt độ trong pho

Câu hỏi :

Ví dụ 15:Người ta cho vào trong chiếc bình bằng đồng có khối lượng M=100g một lượng m1= 0,5kg nước cùng ở nhiệt độ trong phòng t1=200C và m2 kg nước đá ở nhiệt độ t2 = -500C. Một lúc sau phía ngoài thành bình xuất hiện các giọt nước nhỏ bám vào. 1- Hãy giải thích hiện tượng xuất hiện các giọt nước nhỏ phía ngoài thành bình? 2- Xác định khối lượng m2 của nước đá để sau khi trạng thái cân bằng nhiệt được thiết lập thì trong bình chỉ có nước ở trạng thái rắn. Biết nhiệt dung riêng của nước, nước đá và đồng lần lượt là c1= 4,2 kJ/kg.độ, c2=2,1kJ/kg.độ và c3= 0,4 kJ/kg.độ ; nhiệt nóng chảy của nước đá l = 340 kJ/kg . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

Lời giải 1 :

Đáp án: `m_2≥2,02(6) \ kg`

Giải:

1. Không khí ở ngoài thành bình gặp lạnh nên tỏa nhiệt, ngưng tụ thành các giọt nước.

2. Nhiệt lượng do bình đồng và nước tỏa ra để giảm từ 20°C → 0°C:

`Q_1=(Mc_3+m_1c_1)(t_1-0)`

`Q_1=(0,1.400+0,5.4200)(20-0)=42800 \ (J)`

Nhiệt lượng do nước tỏa ra để đông đặc hoàn toàn:

`Q_2=m_1\lambda=0,5.340000=170000 \ (J)`

Nhiệt lượng do nước đá thu vào:

`Q_3=Q_1+Q_2=42800+170000=212800 \ (J)`

Khối lượng tối thiểu của nước đá để sau khi cân bằng nhiệt nước trong bình ở trạng thái rắn:

`Q_3=m_2c_2(0-t_2)`

→ `m_2=\frac{Q_3}{c_2(0-t_2)}=\frac{212800}{2100.[0-(-50)]}=2,02(6) \ (kg)`

Thảo luận

-- Vào nhóm mình không ạ?

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 $m=100g=0,1kg$

 $c=400J/kg.K$

 $m_{1}=0,5kg$

 $c_{1}=4200J/kg.K$

 $t_{1}=20^{o}C$

 $m_{2}(kg)$

 $c_{2}=2100J/kg.K$

 $t_{2}=-50^{o}C$

 $λ=340000J/kg$

$1.$ Hiện tượng xuất hiện các giọt nước nhỏ phía ngoài thành bình : không khí xung quanh bình gặp lạnh bị ngưng tụ lại thành những giọt nước li ti

$2.$

Nhiệt lượng bình bằng đồng và nước tỏa ra để giảm nhiệt độ xuống $0^{o}C$ là :

$Q_{tỏa_{1}}=(m.c+m_{1}.c_{1}).Δt_{1}=(0,1.400+0,5.4200).(20-0)=42800(J)$

Nhiệt lượng nước toả ra để đông đặc hoàn toàn là :

$Q_{tỏa_{2}}=m_{1}.λ=0,5.340000=170000(J)$

Tổng nhiệt lượng mà nước tỏa ra để đông đặc hoàn toàn là : 

$Q_{tỏa}=Q_{tỏa_{1}}+Q_{tỏa_{2}}=42800+170000=212800(J)$

Phương trình cân bằng nhiệt : 

$Q_{tỏa}=Q_{thu}$

$212800=m_{2}.c_{2}.Δt_{2}$

$212800=m_{2}.2100.50$

$m_{2}≈2,03kg$

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247