Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Câu 1:Vai trò của hệ bài tiết ? Hệ bài...

Câu 1:Vai trò của hệ bài tiết ? Hệ bài tiết nc tiểu có cấu tạo ntn? Câu 2:Trình bày quá trình tạo thành nc tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?Thực chất của q

Câu hỏi :

Câu 1:Vai trò của hệ bài tiết ? Hệ bài tiết nc tiểu có cấu tạo ntn? Câu 2:Trình bày quá trình tạo thành nc tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?Thực chất của quá trình tạo thành nc tiểu là gì? Câu 3:Em hãy nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nc tiểu tránh tác nhân có hại ? Câu 4: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Câu 5: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng ? Câu 6: Trình bày chức năng của tủy sống? Câu 7: Cấu tạo dây thần kinh tủy ? Câu 8: Chức năng của trụ não , não trung gian và tiểu não ? Câu 9: Mô tả cấu tạo của đại não ? Câu 10:Các thành phần của cầu mắt và màng lưới Cứu mik vs

Lời giải 1 :

Câu 1: 

bài tiết là 1 hoạt động của cơ thểlocj thải các chất dư thừa vad các chất độc ại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường

Câu2:

Quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận :
- Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình : quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+...). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.

Câu3:

- Thường xuyên giữ vệ sinh chp toàn bộ cơ thể cũng như là cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Xây dựng 1 khẩu phần ăn uống hợp lí:

+ Không ăn quá nhiều chất chứa nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.

+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại cho cơ thể.

+ Phải uống đủ nước cho cơ thể.

- Đi tiểu đúng lúc và khi cần thiết, không nên nhịn tiểu lâu.

Câu4:

Cấu tạo da gồm 3 lớp:

-lớp biểu bì:

+tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra

+Lớp tế bào rỗng: gồm các tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào tầng sừng bong ra, trong tế bào rỗng có chứ hạt sắc tố tạo nên màu da.

-lớp bì:

+ Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, mạch máu, lông và cơ co chân lông: Điều hòa thân nhiệt và bài tiết
+ Lớp mỡ dưới da: Dự trữ mỡ, chống tác động cơ học, góp phần điều hòa thân nhiệt

+ cấu tạo tự sợi mô liên kết bền chặt

Chức năng:

-Da có chức năng

+Bảo Vệ cơ thể ( nhờ sợi mô liên kết, tuyến nhờn, lớp mỡ dưới da)

+Tiếp nhận kích thích, xúc giác ( Nhờ cơ quan thụ cảm)

+Bài tiết ( Nhờ tuyến mồ hôi)

+Điều hoà thân nhiệt ( Nhờ tuyến mồ hôi)

+Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người

CÂU6:

Chức năng của tủy sống
-Dẫn truyền xung thần kinh:

+ Rễ trước: dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương TK đến cơ quan phản ứng.

+ Rễ sau : dẫn truyền xung TK từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh.

- Dây thần kinh tủy gồm các bó sợi cảm giác và các bó sợi vận động được nối với tủy sống qua rễ sau và rễ trước tạo nên dây TK tủy.

Câu7:

-Có 31 đôi dân thần kinh tủy
-Mỗi dây thần kinh gồm 2 rễ
+Rễ trc : rễ vân động
+Rểx sau : rễ cảm giác
-Các rễ tủy đi ra khỏi các lỗ gian=> dây thần kinh tủy
*Chức năng dây thần kinh tủy
+ Rễ trc dẫn truyền xung vận động
+Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác
+Dây thần kinh tủy do các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại,nối vs tủy sống qua dễ trc và dễ sau => dây thần kinh tủy là dây pha

Câu8:

trụ não: điều khiển hoạt động của các nộ quan; hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa

não trung gian: điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

tiểu não: điều hòa, phối hợp các cử đọng phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể

Câu9:

Đại não gồm:  

-chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện

-chất trắng nằm dưới vỏ não là những đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh, trong chất trắng còn có các nhân nền.

Cau10:

*Cầu mắt nằm trong hốc mắt, được bảo vệ bởi mi, mày. Cấu tạo gồm 3 màng:
- Ngoài cùng là màng cứng có chức năng bảo vệ mắt. Phía trước màng cứng có màng giác có ánh sáng đi qua.
- Giữa là màng mạch gồm nhiều mạch máu muôi dưỡng mắt.
- Trong cùng là màng lưới có cấu tạo giống phòng tối, gồm nhiều tế bào thần kinh thị giác là:
+ Tế bào hình nón: tiếp nhận ánh sáng mạnh (ban ngày)
+ Tế bèo hình que: tiếp nhận ánh sáng yếu (ban đêm)
+ Điểm vàng: là nơi tập các dây thần kinh thị giác. Mắt sẽ nhìn thấy khi ảnh rơi lên điểm vàng

-Môi trường trong suốt gồm:

+thủy dịch

+thể thủy dịch

+dịch thủy tinh

* Cấu tạo của màng lưới: Màng lưới ( tế bào thụ cảm ) gồm:

– Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.

– Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.

– Điểm vàng: là nơi tập trung tế bào non.

– Điểm mù: không có tế bào thụ cảm thị giác.

Câu5

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247