Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Chứng minh sự phù hợp về cấu tạo và chức...

Chứng minh sự phù hợp về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp ở người? 60 điểm trả lời nghiêm túc Gơiý : Phân tích từng bộ phận của hệ hô hấp xem có liên quan gì

Câu hỏi :

Chứng minh sự phù hợp về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp ở người? 60 điểm trả lời nghiêm túc Gơiý : Phân tích từng bộ phận của hệ hô hấp xem có liên quan gì đến nhau

Lời giải 1 :

(Bạn tham khảo ạ!)

Đáp án+Giải thích các bước giải:

$\text{a)}$ Đường dẫn khí:

- Khoang mũi (mũi): Được chia làm 2 phần nhờ vách ngăn cách là xương lá mía, hai thành bên có hệ thống xương xoăn tạo thành 2 lỗ mũi; thành của 2 lỗ mũi được phủ một lớp biểu bì nhiều lông, có tuyến tiết chất nhầy, bên dưới có mạng lưới moa mạch máu dày đặc.

    $\textit{→}$ Có tác dụng: Cản bụi, làm ấm không khí, làm ẩm không khí đi vào phổi.

- Họng (Hầu): Có 6 tuyến amidan và 1 tuyến VA chứa nhiều tế bào limpho.

    $\textit{→}$ Có tác dụng: Diệt khuẩn

- Thanh quản: Cấu tạo gồm nhiều mảnh sụn khớp với nhau, lớn nhất là sụn giáp (tuyến giáp).

      + Tại thanh quản có nắp thanh quản (sụn thanh thiệt) $\textit{→}$ giúp đậy kín đường hô hấp khi ăn và uống.

      + Thành trong của thanh quản có các dây thanh âm $\textit{→}$ có vai trò trong phát âm.

- Khí quản: Được cấu tạo bởi 15 - 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau; dài khoảng 12cm, đầu dưới phân nhánh nối với 2 phế quản. Mặt trong có lớp niêm mạc tiết chất nhầy và nhiều lông rung chuyển động liên tục.

    $\textit{→}$ Có tác dụng: Cản bụi, vi khuẩn và đẩy các vật lạ rơi vào đường dẫn khí bằng phản xạ hắt hơi.

- Phế quản: Các phế quản lớn được cấu tạo bởi vòng sụn, các phế quản nhỏ được cấu tạo bởi vong cơ, tận cùng là các phế nang.

    $\textit{→}$ Có tác dụng: Dẫn khí

$\text{b)}$ Hai lá phổi:

- Phổi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp, là nơi diễn ra quá trình trao đổi khi với môi trường bên ngoài.

- Phổi có 2 lá: - Lá phổi phải: Có 3 thùy

                       - Lá phổi trái: Có 2 thùy  

      $\text{→}$ Giúp: làm tăng diện tích phổi.

- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực (lá thành); lớp màng trong dính với phổi, giữa 2 lớp màng có chất dịch gọi là dịch phổi.

      $\text{→}$ Giúp: giảm ma sát, cân bằng áp suất tại phổi

- Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang (≈ 700 - 800 triệu) 

      $\text{→}$ Giúp: Làm tăng diện tích phổi

- Cấu tạo của phế nang rất đặc biệt, phù hợp với chắc năng trao đổi khí, cụ thể:

      + Phế nang tập hợp thành từng cụm

      + Là các túi khí có dạng hình cầu

      + Có thành rất mỏng

      + Có hệ thống mao mạch dày đặc

       $\text{→}$ Chính vì vậy  đã làm cho diện tích trao đổi khí ở phổi tăng lên nhiều lần, ≈ 70 - 80 m²; gấp 40 - 50 lần diện tích mặt ngoài cơ thể.

Thảo luận

-- Đây là tài liệu mà năm ngoái thầy cho bọn mình ôn thi nên bạn không sợ lạc đề hay gì đâu ạ :D (Có gì bạn cứ nhắn mình nhé)

Lời giải 2 :

- Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan của hệ hô hấp phù hợp với chức năng của nó:

+ Khoang mũi:

· Có nhiều lông, có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có mang lưới mao mạch dày đặc → phù hợp với chức năng ngăn bụi, làm ẩm và làm ấm không khí trước khi vào bên trong

+ Họng:

· Có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho → có chức năng diệt khuẩn 

+ Thanh quản: 

· Có sụn thanh nhiệt (nắp thanh quản) → không cho thức ăn lọt vào khí quản

+ Khí quản:

· Cấu tạo bằng các vòng sụn khuyết, phần khuyết thay bằng cơ và dây chằng → làm đường dẫn khí luôn rộng mở, không ảnh hưởng đến sự di chuyển thức ăn trong thực quản

· Mặt trong có nhiều lông rung chuyển động liên tục và tuyết tiết chất nhầy → có tác dụng ngăn bụi và diệt khuẩn

+ Phế quản: 

· Cấu tạo bởi các vòng sụn → tạo đường dẫn khí, không làm tổn thương đến phổi

· Nơi tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ mềm → không làm tổn thương đến phế nang

+ Phổi:

· Bên ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, ở giữa có chất dịch nhầy → làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp

· Số lượng phế nang nhiều (700 - 800 triệu đơn vị) → làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi (khoảng 70 - 80 `m^2`)

· Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc → giúp sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247