1. Nhịp thơ
2. Vần thơ.
3. Từ ngữ và các biện pháp tu từ.
4. không gian và thời gian trong thơ trữ tình.
Các kĩ năng khi phân tích một văn bản:
Khi phân tích một tác phẩm cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác
- Chủ đề văn bản, tác phẩm
- Nội dung chính của tác phẩm cần phân tích
- Giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung.
Chúng ta cũng cần liên hệ các vấn đề này lại với nhau, thường thì chủ đề tác phẩm sẽ liên quan đến phong cách sáng tác và hoàn cảnh sáng tác của tác giả. Và từ chủ đề có thể liên hệ đến nội dung chính. Giá trị nghệ thuật mình sẽ nói sau, giá trị nội dung thường về quan điểm sáng tác mà tác giả muốn nói đến, đề cập đến ở trong tác phẩm của mình.
1, Phân tích một đoạn thơ
- Cần lồng ghép giữa nghệ thuật và nội dung của tác phẩm trong bài phân tích, có thể tách ra nhưng như thế sẽ làm mất đi sự liên kết mạch lạc trong chuỗi thơ, ý thơ của nhà văn và mất công ta nêu lại dẫn chứng khiến khi đọc thì sẽ bị nhạt.
- Dẫn chứng bên ngoài: Cần đọc thêm các bài thơ, bài văn có cùng thể loại, cùng nội dung nói chung là có những nét tương đồng để dẫn thêm vào bài để bài văn thêm sinh động và nguồn văn thêm dồi dào.
- Không được quên liên hệ với 1 trong 4 vấn đề trên
VD: Trước khi phân tích nội dung, bạn nên nhắc tới chủ đề, nội dung bao quát và hoàn cảnh sáng tác. Phần này thường nêu ra ở đoạn đầu tiên sau phần mở bài. Tránh nêu kĩ quá ở phần này vì như thế đoạn phân tích sau sẽ mất màu hay còn nói là không có ý nghĩa gì nữa, mở rộng vừa vừa sẽ thu hút người đọc hơn.
- Cấu trúc của một bài phân tích sẽ tùy theo mạch thơ sẽ có cách ngắt câu phân tích cho đúng. Các bạn nên vạch sẵn cấu trúc phân tích ra ngoài nháp để có thể dễ dàng mang vào trong bài của mình tránh những sai xót không đáng có.
- Khi đọc đề cần gạch chân những từ ngữ mang tính chất chủ đề, giàu hình ảnh, cần phân tích kĩ. Liên hệ ngoài câu thơ cũng tốt nhưng nên nhớ ý nghĩa trọng tâm vì văn chấm theo ý chứ không châm theo chữ.
- Các biện pháp nghệ thuật làm nhấn mạnh tới chủ đề và ý nghĩa chi tiết.
2, Phân tích hình tượng nhân vật.
- Xác định kiểu hình nhân vật cần phân tích
+ Nhân vật điển hình thì nên dựa vào các chi tiết, so sánh với các tác phẩm xây dựng nhân vật hiện thực có cùng đề tài, chủ đề. Dựa vào quan điểm sáng tác của tác giả để bổ sung
+ Nhân vật hiện thực thì dựa vào hoàn cảnh sáng tác, bút pháp hiện thực và liên hệ tới các nhân vật điển hình để tìm ra điểm khác nhau làm nổi bật hình tượng mình cần phân tích
- Trước khi phân tích nên vạch ý ra nháp. Việc này có thể mất của bạn từ 4-5p. Nhưng như thế sẽ thuận lợi cho việc làm bài văn. Khiến bài văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Khi trình bày chú ý ngắt đoạn cho đúng ý, tránh chỗ thiếu ý thừa ý. Kinh nghiệm là hết một ý lớn là ngắt đoạn. Tránh nhiều đoạn quá cũng không tốt vì như thế không khác gì bạn vạch ý chứ không phải viết bài văn.
- Lấy dẫn chứng từ các tác phẩm cùng thể loại cùng đề tài sẽ khiến bài viết của bạn có chiều rộng
3, Phân tích theo ý kiến, nhận định
- Cái cốt của bài này là cần nắm rõ nội dung của tác phẩm và ý kiến nhận định. Thường sẽ bắt chúng ta phải làm sáng tỏ ý kiến đó. Nhưng trong một vài trường hợp thì ý kiến đưa ra trái ngược. Nhưng nói chung của kiểu bài này là phân tích nhân vật, trọng tâm vao phần mà ý kiến nêu.
- Nhiều bạn sẽ quá chú ý đến phân tích mà quên mất ý kiến. Cách tốt nhất là cứ sau mỗi ý lớn lại lôi ý kiến vào.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247