Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại biết bao kinh nghiệm và những bài học ý nghĩa cho con cháu, những bài học và kinh nghiệm ấy vẫn luôn được gìn giữ và phát huy, ăn sâu vào mỗi người con Việt Nam cho tới ngày hôm nay. Có lẽ chính vì ý nghĩa và bài học chứa đựng trong những câu ca dao tục ngữ ấy mà ông cha ta đã khẳng định rằng “Tục ngữ thể hiện trí thứccủa nhân dân”.
Tuy nhiên mỗi người sẽ có chất xám – trí thứuc khác nhau và không phải ai sinh ra cùng đều có thể có trí thức khác người, những người như thế rất ít ỏi. Trí thông minh hay trí khôn đều phải nhờ vào sự kiên trì, học tập và nỗ lực rèn luyện của con người, bởi nó không phải ngẫu nhiên mà có. Vậy tại sao tục ngữ lại là túi khôn của nhân dân? Tục ngữ Việt Nam là tinh hoa của nhân loại, đó là những câu nói có nhịp điệu, mang tất cả những giá trị kinh nghiệm, bài học quý giá trong cuộc sống.
Những câu tục ngữ đó đã được đúc kết từ những kinh nghiệm hay nhất của những người khôn ngoan ở khắp nơi, mọi lĩnh vực cuộc sống. Chính vì vậy tục ngữ chính là tri thức của nhân dân. Con người khác với các loài vật khác ở trí tuệ, từ trí tuệ đã phát sinh ra ngôn ngữ mà tục ngữ lại là thành tựu của ngôn ngữ, của trí tuệ và kinh nghiệm sống của loài người. Hơn nữa, tục ngữ trở thành túi khôn của nhân dân bởi chính nó là kinh nghiệm của nhiều thế hệ tổ tiên, ông cha ta đã từng trải qua lao động sản xuất, thế hệ đi trước đã từng sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất và đủ cả: thiên tai, bệnh dịch, nghèo đói, chiến tranh,…
Từ chính kinh nghiệm trải đời ấy mà ông cha ta đã dùng trí tuệ của mình đúc rút ra những kinh nghiệm, bài học rồi dùng tục ngữ để truyền lại cho thế hệ mai sau. Kho tàng tục ngữ của Việt Nam ta là một túi khôn rất lớn với rất nhiều khía cạnh cuộc sống đã được đề cập đến như: tục ngữ về lao động sản xuất, về thiên nhiên, về học tập, về cách đối nhân xử thế,… Điển hình các câu tục ngữ về thiên nhiên như “Nước chảy đá mòn”, câu tục ngữ về học tập như “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, rồi về đạo đức con người như “Thương người như thể thương thân”…
Có thể khẳng định rằng, tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân, tục ngữ của Việt Nam nói riêng và cả tục ngữ của các nước trên thế giới nói chung là một túi khôn của cả nhân loại. Là người học sinh, thế hệ trẻ, chúng ta cần phải học hỏi, ra sức tìm hiểu, giữ gìn và phát huy giá trị tục ngữ của dân tộc.
Cho mik 5 sao!
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dù công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ song chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò của những kinh nghiệm dân gian, đó là những câu tục ngữ. Có điều này bởi tục ngữ thể hiện vốn tri thức, vốn hiểu biết của nhân dân về nhiều mặt trong tự nhiên và xã hội.
Tục ngữ là những câu nói dân gian thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt; tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội; được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Bản thân tên gọi thể loại văn học này đã phần nào phản ánh bản chất của thế loại: “tục” là thói quen lâu đời, được mọi người công nhận; “ngữ” là lời nói. Như vậy, “tục ngữ” là lời nói phản ánh những thói quen lâu đời, những vấn đề đã được mọi người trải nghiệm và công nhận.
Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất phản ánh những hiểu biết của nhân dân về thế giới tự nhiên và công cuộc lao động chinh phục thế giới ấy.
Ta có thể kể đến câu tục ngữ:
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối."
Câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm về khoảng thời gian tháng năm, tháng mười. Tháng năm đêm ngắn (chưa kịp nằm trời đã sáng), tháng mười ngày ngắn (chưa kịp cười đã tối). Như vậy, tháng năm (suy rộng ra là mùa hè) ngày dài, tháng mười (suy rộng ra là mùa đông) đêm đài. Hiểu biết trên đây xuất phát từ những lần quan sát và trải nghiệm thực tế. Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp; chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,… Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.
Cùng nội dung về thiên nhiên, câu tục ngữ sau đây phản ánh hiểu biết của dân gian về thời tiết:
"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa."
Khi trời nhiều sao “mau sao” thì sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít sao “vắng sao” thì mưa. Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ cũng là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, mây ít trời quang vậy sẽ có nắng; nhiều mây nên nhìn thấy ít sao, mây nhiều vậy. trời sẽ mưa. Đây là một trong những kiến thức đơn giản, nhìn sao trên trời đêm hôm trước có thể đoán trước được thời tiết của ngày hôm sau để sắp xếp công việc.
Điều kiện thiên nhiên gắn bó sâu sắc với đời sống lao động sản xuất. Ngoài việc thể hiện tri thức về thiên nhiên, qua tục ngữ, dân gian còn thể hiện tri thức trong lao động sản xuất.
Trong lao động, đối với nền nông nghiệp trồng lúa nước như nước ta, không có gì quý hơn đất đai, bởi vậy nên:
"Tấc đất tấc vàng"
Đất thường tính bằng đơn vi mẫu, sào, thước. Tính tấc là muốn tính đến đơn vị nhỏ nhất. Vàng là kim loại rất quý (“Quý như vàng) tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Nhân dân nói “Tấc đất tấc vàng” là để khẳng định đất đai được coi quý ngang vàng: "Tấc đất là tấc vàng."
Từ đất đai có thể lao động để làm ra của cải vật chất, nuôi sống và làm giàu cho con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn, đất thực quý như vàng vậy. Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
Đất đai quý giá như vậy nên cần sử dụng đất đai cho hiệu quả. Dân gian cũng đúc rút kinh nghiệm: Nhặt canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu tục ngữ nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ao thả cá, thả rau muống, rau cần… do đó cho phép thu hoạch đa dạng nhiều loại sản phẩm cho giá trị kinh tế cao. Nhưng đồng thời cũng vất vả nhất do phải đầu tư nhiều về ao, thức ăn, công sức… Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Giá trị kinh tế thấp hơn cá nhưng cao hơn lúa ngô khoai sắn. Ruộng thì phổ biến hơn cả, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Cũng vì vậy mà giá trị kinh tế thấp. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế đồng thời cũng có thể hiểu là độ khó của kĩ thuật khi nuôi trồng canh tác trên ao, vườn, ruộng.
Nhắc đến tục ngữ, không thể không nhắc đến những hiểu biết của nhân dân về con người và đời sống xã hội.
Nhắc đến con người, tục ngữ ngợi ca: “Một mặt người bằng mười mặt của”. Điều đó hàm nghĩa đề cao giá trị của con người. Của cải đã quý giá (“Quý như vàng”) nhưng con người còn quý hơn. Các lượng từ “một” (mặt người), “mười” (mặt của) chỉ là ước lệ nhằm khẳng định: con người quý giá hơn của cải rất nhiều. Điều đó có cơ sở thực tế là con người chính là đối tượng trực tiếp lao động sản xuất làm ra của cải vật chất. Bởi thế, đây là câu tục ngữ đầy tính nhân văn.
Ngợi ca con người, đồng thời, tục ngữ cũng nhắc nhở con người giữ gìn để làm tăng thêm vẻ đẹp của mình: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Răng và tóc là những yếu tố ngoại hình rất quan trọng. Vì vậy, chúng ta phải biết chăm chút để thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người.
Con người không sống lẻ loi, đơn độc mà sống trong mối quan hệ cộng đồng rộng lớn, bởi vậy cũng cần biết đến những cách sống đẹp.
Đó là sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình: “Ăn quả nhở kẻ trồng cây”. Sống biết yêu thương, đoàn kết với tập thể đế vượt qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống: “Một con ngựa đau cả tàu cỏ”, “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”,…
Đặc biệt, đối với con người, học tập là công việc quan trọng suốt đời nên phải biết học tập mọi lúc, mọi nơi, từ nhiều người, nhiều nguồn:
"Không thầy đố mày làm nên"
Hay
"Học thầy không tày học bạn"
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa. Mặt khác, học hỏi ở ngay những người bạn cùng trang lứa cũng là một cách học quan trọng, bản thân mỗi người có thể lấy đó làm gương, tu dưỡng nhân cách.
Tục ngữ thể hiện những tri thức quý báu của nhân dân về mọi mặt trong đời sống của con người. Đó đều là những hiểu biết vàng mười đã được thời gian và sự thật cuộc sống thử thách, sàng lọc. Điều đặc biệt là vốn tri thức ấy lại được diễn đạt bằng những hình thức vô cùng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền. Và bởi thế, cho đến ngày nay và mai sau, đó thực sự là vốn quý của chúng ta, giúp chúng ta có được những hiểu biết sâu rộng về tự nhiên và xã hội.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247