Cả hai đều hết sức kinh ngạc trước những máy móc và đồ vật kì lạ bày la liệt trong công xưởng. Còn các bạn trẻ thi đang bận rộn với những thứ máy móc và đồ vật ấy. Tin –tin và Mi-tin lần lượt hỏi hết cậu bé này đến cậu bé khác về các máy móc và đồ vật kì lạ ở đây. Sau khi được các em trả lời Tin-tin và Mi-tin vô cùng thú vị
Câu 1
Nghe – viết: Người viết truyện thật thà
Nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc và vợ được mời đi dự tiệc. Lúc sắp lên xe, ông bảo vợ:
- Anh không muốn ngồi ăn lâu, nhưng chưa biết nên nói thế nào đây.
Vợ ông bật cười:
- Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn, truyện dài, nay nghĩ một cái cớ để về sớm thì khó gì.
Ban-dắc nói:
- Viết văn là một chuyện khác. Anh có biết nói dối bao giờ đâu. Nếu bắt anh nói dối, anh sẽ thẹn đỏ mặt và ấp úng cho mà xem.
Theo Nguyễn Đình Chính
Câu 2
Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả:
M : Lỗi nhầm lẫn s / x
Viết sai Viết đúng xắp lên xesắp lên xe
Lỗi nhầm lẫn dấu hỏi / dấu ngã
Viết sai Viết đúng tường tượngtưởng tượng
Phương pháp giải:
Con tự hoàn thành bài tập này.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự đọc phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài của mình rồi viết lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả (vào vở hay vở bài tập).
Câu 3
Tìm các từ láy:
a) Có tiếng chứa âm s.
Có tiếng chứa âm x.
b) Có tiếng chứa thanh hỏi.
Có tiếng chứa thanh ngã.
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Tìm các từ láy
a) - Từ láy có tiếng chứa âm S: sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sầm sập, sần sùi, sấn sổ, se sẽ, sốt sắng, sòn sòn, song song, sòng sọc, sờ sẫm, sờ soạng, sởn sơ, sùi sụt, sục sao, sục sạ, suôn sẻ...
- Từ láy có tiếng chứa âm X: xinh xắn, xám xịt, xa xa, xấu xí, xanh xanh,....
b) - Từ láy có tiếng chứa thanh hỏi: thấp thỏm, mát mẻ, nhỏ nhen, nho nhỏ, to tỏ,...
- Từ láy có chứa thanh ngã: lạnh lẽo, chập chững, nhẹ nhõm, ....
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/chinh-ta-nguoi-viet-truyen-that-tha-trang-56-sgk-tieng-viet-4-tap-1-c118a17851.html#ixzz7CBxfA9TM
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247