câu 1 :
- Đăc điểm chung của thực vật là:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ
- Có đời sống cố định
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
-
Động vật có rất nhiều ý nghĩa đối với con người:
+ Mặt tích cực:
- Động vật làm phong phú thêm cho thế giới sống.
- Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống con người: làm thức ăn, làm trang phục, làm đồ trang trí,…
- Động vật được dùng làm công cụ thí nghiệm: dung cho nghiên cứu khoa học thử thuốc.
- Động vật hỗ trợ con người trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.
+ Một số mặt tiêu cực:
- Động vật là trung gian truyền bệnh cho con người.
- Một số động vật gây hại cho các ngành sản xuất.
- Một số động vật kí sinh trên cơ thể người, gây bệnh.
câu 2 :
+Vai trò của động vật nguyên sinh là:
-Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ sống trong nước.
-Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
-Làm sạch môi trường nước.
-Là vật chỉ thị cho các tầng đất có dầu lửa.
-Có ý nghĩa về mặt địa chất.
-Gây bệnh cho người và động vật.
- dinh dưỡng :
+ trùng roi : ở nơi ánh sáng , trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào chỗ tối lâu ngày , trùng roi mất dần máu xanh.
+trùng Dày : thức ăn đc lông bơi dồn vo thành viên trong không bào tiêu hóa.Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ nhất định.
+ trùng bién hình :
- lập tức hình thành chan giả thứ hai vây lấy mồi
- Khi một chân giả tiếp cận mồi
câu 3 :
Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:
- Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi Anophen (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sang mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp.
- Trong số các loài muỗi thuộc chi muỗi Anophen thì loài Anophen virus có khả năng lây truyền bệnh sốt rét cao. Loài muỗi này cũng sống chủ yếu ở rừng núi, đốt các loài linh trưởng và cả con người.
- Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao, tập quán ngủ màn còn hạn chế, điều kiện sống còn khó khăn , vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét lây truyền nhanh ở miền núi.
Biện pháp phòng tránh:
- Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi
- Giữ vệ sinh cá nhân
- Ăn thức ăn phải biết rõ nguồn gốc, không ăn thức ăn bị ôi thiu, rau sống phải rửa kĩ bằng nước sạch
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Tuyên truyền kiến thức về kiết lị giúp nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh này.
- Trùng kiết lị có hại đến sức khỏe con người : Trùng kiết sẽ kí sinh vào thành ruột và nuốt các hồng cầu => dẫn đến thiếu máu , suy nhược cơ thể.
Biện pháp:
+) ăn chín uống sôi
+) dọn dẹp vệ sinh nhà ở
+) bỏ các đồ ăn ôi thiu
+) Bảo quản thực phẩm tươi, không để dòi,...bâu vào
câu 4 :
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
- Đều đối xứng tỏa tròn
- Đều dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng
- Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
- Tự vệ bằng tế bào gai
- Ruột dạng túi
câu 5 :
Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chu. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột rồi sau đó phân thành nhiều nhánh nhỏ đế vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Mặt khác, sán lá gan đẻ rất nhiều trứng và ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thế ở thế hệ sau rất nhiều. Cho nên, dù tỉ lệ tử vong cao, chúng vẫn còn sống sót và phát triển để duy trì nòi giống
câu 6 :
Tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người.
- Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.
- Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.
- Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.
- Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng
Cách phòng bệnh giun sán kí sinh
- Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và sau khi đi đại tiện.
- Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay
- Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất
- Không ăn thức ăn chưa rửa sạch
- Không ăn thức ăn chưa nấu chín
- Không uống nước khi chưa đun sôi
- Đại tiện đúng nơi quy định
- Vận động cha mẹ xây hố xí vệ sinh, không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá
- Tẩy giun đều đặn năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun
- Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ
Em hãy giải thích vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán?
trả lời:
-Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
câu 7 :
-sán lá gan
+nơi sống:kí sinh trong nội tạng trâu, bò
+tác hại đối với vật chủ:do sán bám chặt vào ống mật,dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan tỏa và thoái hóa mỡ.Độc tố do sán tiết ra có thể gây ra các tình trạng dị ứng,đôi khi là thiếu máu
-sán dây:
+nơi sống:kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu bò
+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng,truyền bệnh nang sán,...
-giun đũa:
+nơi sống:kí sinh ở ruột non người
+tác hại đối với vật chủ:gây đau bụng,tắc ống ruột,tắc ống mật
-giun kim
+nơi sống:kí sinh ở ruột già người
+tác hại đối với vật chủ:lấy chất dinh dưỡng ở người và đẻ trứng ở hậu môn làm ngứa ngáy,khó chịu
Lợi ích của giun đất với trồng trọt:
- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất.
câu 8 :
-Các loài cây thân mềm yếu thông thường là các cây thân thảo (thân cỏ). Đã nhắc đến thân cỏ thì không thể thiếu cây cỏ. Ngoài ra còn các cây khác như rau đay, rau bền, ra cải,...
Vai trò của ngành thân mềm :
Có lợi :
- làm thực phẩm cho con người : ngao, hến, mực, ốc, sò, trai,...
- làm thức ăn cho động vật khác : ốc sên, hến, mực, trai,...
- làm đồ trang sức : ốc gai, sò, ngọc trai, ốc tai,...
- làm vật trang trí : xà cừ, trai, sò, ốc tù và,...
- làm sạch môi trường nước : trai, vẹm, hàu, sò, ngao, hến,...
- có giá trị xuất khẩu : mực, nghêu, sò huyết, ngao, sò,...
- có giá trị về mặt địa chất : ốc, sò, ngao,...
Có hại :
- có hại cho cây trồng : ốc bươu, ốc sên,...
- làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán : ốc mút, ốc ao,...
Sâu bọ :
1) Đặc điểm chung- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực và bụng.- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực cò ba đôi chân và hai đôi cánh.- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển, biến thái khác nhau.2) Vai trò thực tiễn- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...- Hại ngũ cốc: châu chấu,...- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...
-Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong. Nhờ vỏ cứng rắn và 2 có khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra đế ăn phần mềm cơ thể trai.
câu 9 :
+ Đại diện của lớp giáp xác: tôm, cua, mọt ẩm, rận nước, chân kiếm ...
+ Vai trò của lớp giáp xác
* Có ích:
- Làm thức ăn cho cá: rận nước …
- Là nguồn cung cấp thực phẩm: tôm, cua …
- Là nguồn lợi xuất khẩu: tôm hùm, cua bể, ghẹ …
- Làm nguyên liệu sản xuất mắm: tôm, tép …
* Có hại
- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun …
- Có hại cho nghề cá: chân kiếm kí sinh …
- Truyền bệnh giun sán: 1 số giáp xác nhỏ
xin ctrlh nhá |:<
Câu 1:
- Đặc điểm chung của động vật:
+ Có khả năng di chuyển
+ Có hệ thần kinh và giác quan
+ Dị dưỡng( sử dụng chất hữu cơ có sẵn )
- Ý nghĩa:
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
+ Một số loài là nguyên liệu chế biến dược phẩm
+ Là nguồn nguyên liệu xuất khẩu
+ Quan trọng trong hỗ trợ lao động cho con người: cung cấp sức kéo,....
Câu 2:
- Nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh:
+ Làm thức ăn cho các loài động vật giáp sát
+ Giúp làm sạch nguồn nước
+ Rất có ý nghĩa về mặt địa chất
+ Chỉ thị độ sạch trong môi trường nước
+ Thường gây bệnh cho con người và động vật nói chung.
* Các động vật nguyên sinh đã học là: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị:
- Trùng roi:
+ Sinh sản: phân đôi
- Trùng giày
+ Sinh sản vô tính: phân đôi
+ Sinh sản hữu tính: tiếp hợp
- Trùng biến hình:
+ Sinh sản: phân đôi
- Trùng sốt rét:
+ Sinh sản: phân nhiều
- Trùng kiết lị:
+ Sinh sản: phân đôi
Câu 3:
Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì
+ Có nhiều cây cối
+ Nhiều ao tù, nước đọng
+ Là nơi muỗi sốt rét sinh sống nhiều
+ Khí hậu ẩm thấp
+ Có nhiều vùng lầy
Cách phòng chống bệnh sốt rét
+ Chủ động trong việc phát quang cây cối, bụi rậm
+ Không để ao tù nước đọng
+ Chủ động giăng màn khi đi ngủ
+ Sử dụng thuốc diệt muỗi
- Gây ra bệnh kiết lị: Đau bụng, phân có lẫn máu và chất nhầy
- Biện pháp phòng tránh:
+ Ăn chín uống sôi
+ Rửa tay sạch sẽ
+ Đậy kín thức ăn, không để ruồi bọ đậu vào.
Câu 4:
* Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
- Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.
- Sống dị dưỡng
- Ruột dạng túi.
Vai trò:
- Tạo nên hệ sinh thái đa dạng cho môi trường biển.
- Là thức ăn cho một số loài động vật và con người
- Có vai trò trong nghiên cứu địa chất.
- Nguyên liệu cho sản xuất đồ trang trí, vật liệu xây dựng.
* Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức là:
Cấu tạo: Cơ thể hình trụ dài đối xứng tòa tròn nằm dưới bấm vào cây là đến phần trên có lỗ miệng xung quanh có tua miệng có gai để bắt mồi tự vệ
_ Dinh dưỡng: Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng quá trình tiêu hóa được thực hiện ở được túy ở khoan tiêu hóa nhờ dịch ở tế bào tuyến lỗ miệng cũng là lỗ hậu môn sự trao đổi khí được thể hiện qua thành cơ thể .
- Sinh sản:
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hữu tính
+ Tái sinh
Câu 5:
Sán lá gan :
-Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.
- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.
- Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.
- Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.
- Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.
*Giun đũa :
-Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có thể chui rúc.
- Có vỏ cuticun bao bọc, giúp tránh tác động của dịch tiêu hóa phá hủy cơ thể.
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhiều và nhanh.
Câu 6:
- Tác hại của giun đũa với sức khỏe con người:
+ Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, có thể làm tắc ruột.
+ Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.
+ Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.
+ Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.
- Để chống giun sán kí sinh ở người , ta cần thực hiện như sau :
+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
+ Rửa tay trước và sau khi ăn
+ Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ
+ Ăn chín uống sôi
- Ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao là vì:
+ Ý thức giữ vệ sinh vẫn còn hạn chế: nhà tiêu, hố xí không hợp vệ sinh, ruồi nhặng nhiều tạo điều kiện cho trứng giun (có trong phân) phát tán đi khắp mọi nơi.
+ Ý thức vệ sinh công cộng nói chung chưa cao: dùng phân tươi tưới rau, một số nơi người dân còn phóng uế bừa bãi,…
+ Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh: ăn rau sống không qua sát trùng; mua, bán, chế biến quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, không hợp vệ sinh,....
Câu 7:
- Một số đại diện của ngành giun dẹp là:
Nơi sống:
+ Đa phần là sống kí sinh.
+ Lối sống giun tròn:
+ Đa phần sống kí sinh trong ruột người.dây, sán bã trầu, sán lá máu ,..
- Lợi ích của giun đất với trồng trọt:
+ Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.
+Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất.
Câu 8:
- Một số thân mềm: trai, hến, ốc sên, bạch tuộc ,mực ống
- Vai trò:
+ Làm thực phẩm cho con người.
+ Nguyên liệu xuất khẩu.
+ Làm thức ăn cho động vật.
- Trai tự vệ bằng cách: Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
- Nhờ vỏ cứng rắn và 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể ăn phần mềm cơ thể trai.
Câu 9:
* lớp giác xác: tôm sông, chân kiếm, mọt ẩm
- Vai trò:
+ Làm thức ăn cho cá: rận nước …
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm: tôm, cua …
+ Là nguồn lợi xuất khẩu: tôm hùm, cua bể, ghẹ …
+ Làm nguyên liệu sản xuất mắm: tôm, tép …
* lớp hình nhện: nhện, bọ cạp, cái ghẻ, con ve bò
- Vai trò:
+ Làm vật trang sức, thực phẩm cho con người : bọ cạp ...
+ Gây bệnh ghẻ ở người, gây ngứa và sinh mụn ghẻ : cái ghẻ ...
+ Kí sinh ở gia súc để hút máu : ve bò . . .
* lớp sâu bọ: châu chấu, mọt hại gỗ, bọ ngựa, ve sầu, chuồn chuồn
- Vai trò:
+ Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
+ Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
+ Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
+ Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
+ Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247