Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Phân biệt câu rút gọn - câu đặc biệt. Cho...

Phân biệt câu rút gọn - câu đặc biệt. Cho ví dụ minh họa. câu hỏi 274211 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân biệt câu rút gọn - câu đặc biệt. Cho ví dụ minh họa.

Lời giải 1 :

-Câu đặc biệt : là kiểu câu thường chỉ có 1 hoặc cụm từ, cấu tạo sẽ không theo mô hình chủ vị.

-Câu rút gọn : là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

VD:+ Câu đặc biệt: Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi. (“Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng)

+ Câu rút gọn: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Chúc bạn học tốt !

Thảo luận

-- hello
-- Mình sẽ cho bạn TL hay nhất
-- Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé! VÀ CHO MÌNH CÂU TL HAY NHẤT ĐI
-- V_V
-- thanks

Lời giải 2 :

*Giống nhau:

+ Có cấu tạo 1 từ hoặc 1 cụm từ.

+ Hai kiểu câu đều có đặc điểm là ngắn gọn.

*Khác nhau:

- Câu rút gọn:

+Về bản chất là câu đơn có đủ thành phần chủ - vị . Khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.

+Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ.

- Câu đặc biệt:

+ câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

+Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần trong câu.

+Không thể khôi phục lại được.

- Bạn có đi chơi không?Đi chứ(đi chứ là câu rút gọn)

- Nóng quá! Lại nắng. Thật mệt mỏi(Lại nắng là câu đặc biệt)

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247