Bạn tham khảo nha:
Trong trường hợp này mẹ Bình là người sai hoàn toàn, bởi vì:
Thứ nhất là Bình mới 16 tuổi chưa đủ tuổi kết hôn nhưng mẹ Bình đã bắt Bình phải đi lấy chồng là sai quy định về hôn nhân của pháp luật.
Thứ hai, Bình không thích nhưng mẹ cứ ép và bắt Bình về nhà chồng là mẹ Bình không cho Bình quyền tự do tự nguyện trong hôn nhân, không tôn trọng quyết định của Bình chỉ vì cái lợi trước mắt.
Mặc dù mẹ Bình tổ chức đám cưới và bắt Bình về nhà chồng, nhưng xét về phương diện pháp luật thì đây là cuộc hôn nhân không được thừa nhận vì Bình chưa đủ tuổi kết hôn.
Để thoát khỏi cuộc hôn nhân này, Bình có thể phân tích cho mẹ hiểu rõ những quy định về hôn nhân của Pháp luật, nếu mình làm như vậy là vi phạm pháp luật. Nếu mẹ Bình vẫn cương quyết thì Bình có thể nhờ sự can thiệp của cơ quan địa phương có thẩm quyền.
Chúc bạn học tốt ^_^!!!
(Nếu thấy hay hãy vote 5*,cảm ơn và bình chọn là câu trả lời hay nhất để mik có động lực giải tiếp các BT khác nhé!)
Quy định về độ tuổi kết hôn:Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
Căn cứ khoản 2 điều 5 và điểm d khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:
Kết hôn giả tạo
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. (Khoản 11, điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014)
Trên thực tế, Kết hôn giả tạo còn có nghĩa là là việc hai bên đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Các hành vi này vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân và pháp luật về Hôn nhân gia đình cũng có các biện pháp xử phạt với các hành vi như trên
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Hành vi này vi phạm chế độ một vợ một chồng và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Những người cùng dòng máu trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Yêu sách của cải trong kết hôn
Đối với những người có yêu sách trong kết hôn như đòi hỏi vật chất một cách quá đáng và coi đó là một trong những điều kiện để kết hôn, nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện giữa nam nữ.
Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Gia đình là các tế bào của xã hội, kết hôn trên cơ sở tự nguyện là nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc và tốt đẹp. Pháp luật rất chú trọng và quy định rất chi tiết về các vấn đề hôn nhân và gia đình
Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình
Bản thân em cần phải:Tuân theo các luật trong hôn nhân và gia đình mà nhà nước đã đưa ra và làm tốt các điều đó.
Câu 2:
a.Việc làm của mẹ Bình là sai.Vì mẹ Bình đã ép Bình kết hôn mà trong khi đó Bình không muốn kết hôn và Bình đã phản kháng lại nhưng Bình lại bị ẹm đánh
b.Cuộc hôn nhân này không được phép chấp nhận.Vì đã vi phạm luật trong hôn nhân
c.Bình có thể khuyên mẹ và nói cho mẹ về điều luật trong hôn nhân và gia đình
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247