1.
- Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu rút gọn. Việc sử dụng kiểu câu út gọn nhằm cho câu ngắn gọn, dê nhớ, dễ thuộc
2.
- Mượn hình ảnh ẩn dụ "ăn quả" và "cây", câu tục ngữ nhắc nhở mỗi người rằng: Khi được hưởng những hoa thơm quả ngọt, những thành quả lao động thì phải nhớ tói công lao chăm bón của người làm ra đó
3.
Lòng biết ơn luôn là truyền thống quý báu của dân tộc ta và được ông cha răn dạy trong câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Qủa thứ ngon nhất của cây, kết tinh của cả một quá trình vận chuyển, nuôi dưỡng trong cây, đồng thời cũng là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động vất vả, chăm sóc mà người trồng cây có được. Mượn hình ảnh đó, câu tục ngữ nhắc nhở mỗi người rằng: Khi được hưởng những hoa thơm quả ngọt, những thành quả lao động thì phải nhớ tói công lao chăm bón của người làm ra đó. Từ đó, ông cha ta đã đúc rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc. Đó là luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả làm ra thành quả để ta có được một cuộc sống đầy đủ như ngày hôm nay, biết ơn công lao của họ. Bởi lẽ những người đi trước, họ đã phải rất vất vả để làm ra những thứ quả ngọt, vì vậy ta cần phải trân trọng và biết ơn công sức ấy. Biết ơn cũng là biểu hiện của 1 người có nhân cách, có đạo đưc, biết sống trước sau. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội. Câu tục ngữ với ý nghĩa mà nó mang lại vẫn còn nguyên giá trị với thời gian.
Đề 3
1. BPNT: so sánh
- Qua đó ông cha ta muốn gửi gắm tới con cháu bài học đạo lý sâu sắc: Đó là chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
2.
Lòng nhân đạo yêu thương con người của nhân dân ta là một truyền thống tốt đẹp, điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ " Thương người như thể thương thân”. " Thương người" thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, có trái tim đồng cảm với họ, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn."Thương thân" nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Câu tục ngữ đã sử dụng một cách rất hiệu quả biện pháp tu từ so sánh " Thương người như thể thương thân". Qua đó, đem đến cho người đọc bài học sâu sắc. Đó là chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Điều đó thể hiện sự đùm bọc, tinh thần tương thân tương ái giàu truyền thống của người Việt ta. Tóm lại, câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách" của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247