Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 *** Cảm thụ văn học Trong bài thơ Tre Việt...

*** Cảm thụ văn học Trong bài thơ Tre Việt Nam, tác giả Nguyễn Duy viết: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở r

Câu hỏi :

*** Cảm thụ văn học Trong bài thơ Tre Việt Nam, tác giả Nguyễn Duy viết: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong Chưa lên đã thẳng như trông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con. Theo em những chi tiết nào tạo nên hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ trên. Hình ảnh nhân hóa trong hai câu thơ cuối đoạn thơ có ý nghĩa gì ?

Lời giải 1 :

Câu 2:

Hai câu thơ cuối "Lưng trần phơi nắng phơi sương / Có manh áo cộc tre nhường cho con." có hình ảnh nhân hóa ở việc gọi tre như gọi con người và gán những đặc tính của con người cho cây tre qua những hình ảnh như "lưng trần, nhường cho con". Nhờ hình ảnh nhân hóa này, tác giả muốn truyền tải thông điệp sâu sắc về vẻ đẹp của cây tre VN. Đó là vẻ đẹp của sự lam lũ, vất vả, một nắng hai sương, của sự hy sinh. Đó cũng chính là vẻ đẹp của người dân VN trong đời sống kháng chiến, đời sống lao động: lam lũ, vất vả, giàu đức hy sinh.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Hình ảnh đó gợi cho ta thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất, trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:

“Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như trông là thường”

Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đùm bọc cho con của cây tre:           

 “Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con”

Qua đó, tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống, đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống, yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247