Trang chủ Sinh Học Lớp 7 1. Ngành động vật nguyên sinh - Cách dinh dưỡng...

1. Ngành động vật nguyên sinh - Cách dinh dưỡng của trùng roi - Vai trò của động vật nguyên sinh 2. Ngành ruột khoang - Sinh sản vô tính của san hô - Sinh sả

Câu hỏi :

1. Ngành động vật nguyên sinh - Cách dinh dưỡng của trùng roi - Vai trò của động vật nguyên sinh 2. Ngành ruột khoang - Sinh sản vô tính của san hô - Sinh sản vô tính của thủy tức 3. Các ngành giun - Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa - Đặc điểm cấu tạo ngoài của sán lá gan 4. Ngành thân mềm - Tập tính của mực và ốc sên - Các biện pháp tiêu diệt ốc sên, ốc bươu vàng mà không gây ô nhiễm môi trường 5. Lớp giáp xác - Cấu tạo của vỏ tôm sông - Vai trò của lớp giáp xác 6. Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện - Cấu tạo ngoài của nhện 8. Lớp sâu bọ - Dinh dưỡng của châu chấu - Vai trò của lớp sâu bọ

Lời giải 1 :

1. Ngành động vật nguyên sinh:

Cách dinh dưỡng của trùng roi:

- Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng).

- Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh.

- Chúng vẫn sống được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ có sẵn hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (dị dưỡng).

Vai trò của động vật nguyên sinh:

-Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ sống trong nước.

-Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.

-Làm sạch môi trường nước.

-Là vật chỉ thị cho các tầng đất có dầu lửa.

-Có ý nghĩa về mặt địa chất.

-Gây bệnh cho người và động vật.

2. Ngành ruột khoang

Sinh sản vô tính của san hô:

- Hình thức sinh sản vô tính của san hô là mọc chồi.

Sinh sản vô tính của thủy tức:

- Sinh sản vô tính bằng mọc chồi

3. Các ngành giun

Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa:

- Hình trụ dài bằng chiếc đũa (khoảng 25cm).

- Con cái dài, to hơn con đực, con đực có đuôi cong.

- Lớp cuticun bọc ngoài nên không bị dịch tiêu hóa phân hủy.

Đặc điểm cấu tạo ngoài của sán lá gan:

- Cơ thể dẹp, hình lá, đối xứng hai bên, màu đỏ máu. 
- Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển. 
- Cơ quan tiêu hoá: ruột phân nhánh chưa có hậu môn. 
- Sinh sản lưỡng tính : + Gồm cơ quan sinh dục đực và cái với tiếng noãn hoàng. Phần lớn có dạng hình ống phân nhánh và phát triển chằng chịt 

4. Ngành thân mềm

Tập tính của mực và ốc sên:

Tập tính của ốc sên:
- Tập tính đẻ trứng và hang đất có ý nghĩa:
+ Bảo vệ trứng khỏi cấc loài vật khác
+ Nhờ nhiệt độ của đất trứng có thể đẻ được
+ Ốc sên tự vệ bằng cách là chui mình vào vỏ.
Tập tính của mực:
+ Bắt mồi: Phóng tua dài bắt mồi, dùng tua ngắn để đưa mồi vào miệng.
- Tự vệ : Phun hỏa mù(mực) sau đó chốn chạy

Các biện pháp tiêu diệt ốc sên, ốc bươu vàng mà không gây ô nhiễm môi trường:

Biện pháp phòng trừ thủ công, canh tác
          - Làm đất kỹ bằng phẳng, tránh để những khu vực trũng nước trên ruộng.
          - Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc gieo sạ đến 2, 3 tuần sau.
          - Có thể sử dụng thức ăn như lá khoai, rau muống... dẫn dụ ốc tập trung đến ăn để dễ thu gom.
         - Đánh rảnh thoát nước (25 x 5 cm) cách nhau 10 - 15m trên ruộng để ốc đến sống tập trung trong rảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom bằng tay.
        - Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập và bắt ốc dễ dàng. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.
        - Sử dụng giống tốt có tỷ lệ nẩy mầm cao.

Biện pháp phòng trừ hóa học

- Sử dụng các loại thuốc trừ ốc bươu vàng đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, tuân thủ hướng dẫn trên bao bì.

+ Trước khi phun phải đảm bảo có ốc trên ruộng.
        + Khi phun mực nước khoảng 3 - 5 cm là vừa. Sau phun tiếp tục giữ nước 1 -2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại. + Để đảm bảo hiệu quả trừ ốc cao: Không phun khi ruộng không có bờ bao và mực nước trên ruộng quá sâu (trên 5 cm).
       + Nên phun thuốc lúc chiều mát hay sáng sớm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm phun chiều mát tốt hơn, vì ốc thường nổi lên và cắn phá mầm lúa vào lúc chiều và tối.

5. Lớp giáp xác

Cấu tạo của vỏ tôm sông:

- Giáp đẩu - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin.

- Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài).

Vai trò của lớp giáp xác

-Làm thực phẩm cho con người: tôm,cua,ghẹ....

-làm thức ăn cho động vật khác: rận nước,chân kiếm,.....

-có giá trị suất khẩu: tôm, cua, cáy,ghẹ,...

-làm đồ trang trí: vỏ tôm hùm,....

-tạo nên sự cân bằng về môi trường sinh thái: rận nước, cua,....(chắc z..=.=)

-có hại cho giao thông đường biển: sun,....

-truyền bệnh giun sán: mọt ẩm,...

-kí sinh gây hại cá: chân kiếm,....

6. Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Cấu tạo ngoài của nhện:

Cơ thể nhện gồm 2 phần: phần đầu-ngực và phần bụng

Phần đầu ngực gồm:

-1 đôi kìm có tuyến nọc độc -> bắt mồi và tự vệ

-1 đôi chân xúc giác(phủ đầy lông) ->cảm giác về khứu giác và xúc giác

-4 đôi chân bò ->di chuyển, chăng lưới

Phần bụng gồm:

-2 khe thở -> hô hấp

-1 lỗ sinh dục để sinh sản

-Núm tuyến tơ tạo ra sinh ra tơ nhện

8. Lớp sâu bọ

Dinh dưỡng của châu chấu:

- Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc nên châu chấu gặm được chồi và lá cây.

- Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ Enzim tiết ra ở ruột tịt.

Vai trò của lớp sâu bọ:

- Lợi ích:
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thực phẩm
+ Thụ phấn cho cây trồng
+ Làm thức ăn cho đv khác
+ Diệt các sâu bọ có hại
+ Làm sạch MT (bọ hung)
- Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền bệnh
+ Gây hại cho cây trồng
+ Làm hại cho sản xuất nông nghiệp

@Nan

 cho mình xin câu tlhn ạ

Thảo luận

Lời giải 2 :

Giải thích các bước giải:

1. Ngành động vật nguyên sinh

dinh dưỡng :

Ở nơi có ánh sáng trùng roi dinh dưỡng như thực vật (tự dưỡng). Nếu cho chúng vào chỗ tối lâu ngày chúng sẽ mất dần màu xanh. Chúng vẫn sống được nhờ đồng hóa những chất hữu cơ có sẵn hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra (hoại sinh)

vai trò :

Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt giáp xác nhỏ: trùng giày, trùng roi.

Gây bệnh ở động vật.

Gây bệnh cho con người: trùng kiết lị, trùng sốt rét.

Có ý nghĩa về địa chât: trùng lỗ

 Một số bệnh do động vật nguyên sinh gây ra: bệnh ngủ, bệnh hoa liễu

2. Ngành ruột khoang

sinh sản vô tính của san hô :

khi sinh sản mọc trồi, cơ thể không tách rời ra mà dính  với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau

sinh sản vô tính của thủy tức :

mọc chồi: sinh sản theo cách mọc chồi 

sinh sản hữu tính

3. Các ngành giun

đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đũa :

cơ thể hình ống, thon dài, đầu nhọn

con đực nhỏ, nhắn, đuôi cong, con cái to, dài

lớp vỏ cuticun ngoài cơ thể có tác dụng chống men tiêu hóa ở vật chủ

Đặc điểm cấu tạo ngoài của sán lá gan :

mắt tiêu giảm

nhánh ruột phát triển, chưa có hậu môn

4. Ngành thân mềm:

Tập tính của mực:

- Bắt mồi bằng cách phóng tua dài, chúng dùng tua ngắn để đưa mồi vào miệng.

- Những lúc gặp nguy hiểm, mực tự vệ bằng cách phun hỏa mù ( phun mực) vào mặt kẻ thù rồi trốn chạy.

Tập tính của ốc sên:

= Tập tính đẻ trứng và hang đất có ý nghĩa:

+ Bảo vệ trứng khỏi các loài vật khác
+ Nhờ nhiệt độ của đất, ốc sên có thể đẻ và ấp trứng được
+ Ốc sên tự vệ bằng cách là chui mình vào vỏ.

Các biện pháp tiêu diệt ốc sên, ốc bươu vàng mà không gây ô nhiễm môi trường :

phun thuốc

bằng bẫy howcj tay

5. lớp giáp xác

Đặc điểm cấu tạo vỏ tôm:

Giáp đầu - ngực cũng như vò cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ thêm canxi nên vò tôm cứng cáp. làm nhiệm vụ che chở và chồ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thế chứa các sắc tô làm tôm có màu sắc của môi trường.

vai trò của lớp giáp xác:

- Lợi ích:           + Là nguồn thức ăn của cá: tôm, tép

                        + Là nguồn cung cấp thực phẩm: các loại tôm, cua

                        + Là nguồn lợi xuất khẩu: Tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, cua nhện

- Tác hại:          + Có hại cho giao thông đường thuỷ: sun

                        + Có hại cho nghề cá: chân kiếm ký sinh

                        + Truyền bệnh giun sán. Tôm, cua

6. Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

 Cấu tạo ngoài của nhện: cơ thể gồm 2 phần :

- Phần đầu - ngực :

+ Đôi kìm có tuyến độc -> bắt mồi và tự vệ

+ Đôi chân xúc giác ( phủ đầy lông) -> cảm giác về khứu giác và xúc giác

+ 4 đôi chân bò -> di chuyển và chăng lưới

Phần bụng :

+ Phía trước là đôi khe thở -> hô hấp

+ Ở giữa là một lỗ sinh dục -> sinh sản

+ Phía sau là các núm tuyến tơ -> sinh ra tơ nhện

8. Lớp sâu bọ

dinh dưỡng của châu chấu :

Nhờ cơ quan miệng khoẻ, sắc  châu chấu gặm chồi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.

Khi châu chấu sống, bụng chúng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.

Vai trò :

- Làm thuốc chữa bệnh (VD: ong mật )

- Làm thực phẩm (VD: châu chấu , ấu trùng ong , ... )

- Thụ phấn cây trồng ( vd: ong , bướm , ... )

- Thức ăn cho động vật khác (vd: muỗi , tuồi , bọ gậy , ... )

- Diệt các sâu hại ( vd : bọ ngựa , ong mắt đỏ , ... )

- Hại ngũ cốc ( vd : châu chấu ,... )

- Truyền bệnh (vd : ruồi , muỗi , ... )

@badatnguyen

cho mik xin ctlhn và 5* nhé

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247