a. Cảm xúc về vườn nhà.
1. Mở bài:
Giới thiệu về vườn nhà và cảm xúc đối với vườn
Tình cảm của bản thân với khu vườn
2. Thân bài:
Miêu tả lai lịch vườn: diện tích khu vườn, cây cối, sự bày trí cảnh quan
Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình
Vườn và lao động của cha mẹ
Vườn qua bốn mùa
3. Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà
b. Cảm xúc về con vật nuôi.
1. Mở bài:
Giới thiệu chung:
Con vật nuôi của nhà em là gì? (ví dụ: con trâu, con chó…)
Nuôi được bao lâu?
2. Thân bài:
Kể về con vật: ngoại hình, màu lông,…..
Kỉ niệm đáng nhớ của em với con vật đó
Tình cảm của em đối với con vật: hết lòng chăm sóc, yêu thương gắn bó…
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về con vật đó.
c. Cảm xúc về người thân
1. Mở bài
Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)
2. Thân bài
Biểu cảm cụ thể về người đó.
Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)
3. Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.
Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.
d. Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
1. Mở bài: Giới thiệu về mái trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.
2.Thân bài:
Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.
Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…)
Sơ lược tiểu sử ngôi trường: xây dựng từ bao giờ
Số dãy nhà, số phòng học
Cây cối, bồn hoa trong trường
Mái trường mang tên vị anh hùng, danh nhân nào…
Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.
Ngày đầu tiên tới trường ( bỡ ngỡ, rụt rè…)
Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…
Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…
Cảm nghĩ về mái trường
Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha
Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..
3. Kết bài:
Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.
Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.
Chúc bạn làm bài tốt nhé :>
1. Mở bài: giới thiệu chú chó nhà em nuôi (nuôi từ lúc nào, do ai cho ?) - có thể giới thiệu một con chó mà em trông thấy (trông thấy ở đâu? Do ai nuôi?)
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Giới thiệu loại chó (giống chó gì? - chó Nhật, béc - giê, chó cỏ)
- Hình dáng: to bằng gì? Cao thế nào? Lông màu gì?
b) Tả chi tiết:
- Tả các bộ phận của chó, chọn tả đặc điểm nổi bật nhất. Đầu (to, hình tam giác, trán rộng, mõm dài hay ngắn.
Chú ý: đặc điểm của chó tùy vào giống chó thuộc loại gì?
- Mắt: đen ươn ướt (hoặc nâu) sáng loáng như có nước, lanh lợi, tinh khôn.
- Mõm: đen, ươn ướt. đánh mùi rất thính nhạy.
- Tai: vểnh hay cúp? Bốn chân thế nào? Đuôi chó thế nào? (to như cái chổi sể)
c) Hoạt động của chó:
- Canh giữ nhà.
- Tính nết của con vật: thân thiết với người, mến chủ, yêu các thú nuôi trong nhà.
- Thói quen của con vật: tắm nắng, lăn ở bãi cỏ rộng ...
d) Nêu sự săn sóc của em đối với chú chó: cho ăn, tắm rửa, vui đùa.
3. Kết luận:
- Nêu ích lợi của việc nuôi chó.
- Nêu tình cảm của em đối với con chó đã tả.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247