Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 Trình bày cuộc kháng chiến trên sông Như Nguyệt năm...

Trình bày cuộc kháng chiến trên sông Như Nguyệt năm 1077 Âm mưu xâm lược nc ta của nhà Tống Ngày nay các nước phải làm gì để bảo vệ hòa bình độc lập

Câu hỏi :

Trình bày cuộc kháng chiến trên sông Như Nguyệt năm 1077 Âm mưu xâm lược nc ta của nhà Tống Ngày nay các nước phải làm gì để bảo vệ hòa bình độc lập

Lời giải 1 :

GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)
1 Kháng chiến bùng nổ.
* Chuẩn bị :
- Sau khi rút quân khỏi thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt cho quân bố phòng:
+ Cho quân mai phục ở biên giới.
+ Cử Lý Kế Nguyên giữ vùng biển Quảng Ninh để chặn quân thủy.
+ Xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt), do Lý Thường Kiệt chỉ huy gồm cả quân thủy và quân bộ.
Phòng tuyến sông Cầu xây dựng ở bờ Nam sông Như Nguyệt (sông Cầu), đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Trung Quốc vào Thăng Long, phòng tuyến dài 100 km được đắp bằng đất cao, vững chắc. Được ví như chiến hào tự nhiên, khó vượt qua.
Diễn biến:
Cuối năm 1076 quân Tống tấn công nước ta bằng 2 cánh quân thủy bộ:
- Quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy gồm 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu. Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu.
- Quân bộ vượt ải Nam Quan vào Lạng sơn bị Thân cảnh Phúc chặn đánh phải dừng lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt, chờ quân thủy tiếp viện, nhưng quân thủy đã bị Lý kế Nguyên đánh bại.


2.Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
- Chờ mãi không thấy thủy quân đến, Quách Qùy cho đóng bè 2 lần vượt vượt sông,bị ta phản công, đẩy lùi chúng về bờ bắc
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người vào đền bên sông ngâm bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà”.
- Thất vọng, Quách Quỳ ra lệnh “Ai còn bàn đánh sẽ bị chém” và chuyển sang củng cố phòng ngự. Quân Tống mệt mỏi, lương thảo cạn dần, chán nản, bị động
- Cuối xuân năm 1077, quân Lý Thường Kiệt, bất ngờ tấn công đánh mạnh vào trại giặc, quân Tống thua to, tuyệt vọng phải chấp nhận giảng hòa và rút quân.

 Ngày nay, các em được sống trong thời hòa bình, để xây dựng đất nước giàu đẹp, chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập hòa bình của đất nước. Ta phải tích cực học tập,  trau dồi tri thức. Đồng thời rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng mềm. Từ đó, ta sẽ trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, cho quê hương, đất nước để sánh vai với các cường quốc, các nước tiến bộ trên thế giới.

Thảo luận

Lời giải 2 :

$\text{ Diễn biến: }$

→ Quân Tống nhiều lần tấn công quân ta. Chúng bắc cầu phao, đóng bè lớn ào ạt tiến qua sông đánh úp vào phòng tuyến của ta. Quân nhà Lý kịp thời phản công mãnh liệt, mưu trí, đẩy lùi chúng về phía bờ Bắc.

→  Quân Tống chuyển sang thế củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một mệt mỏi, chán nản, chết dần chết mòn.

→  Cuối mùa xuân 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Bị đánh úp bất ngờ, quân Tống thua to.

→  Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Quân Tống vội vã rút về nước.

$\text{ Âm mưu: }$

→ Giữa thế kỉ XI, nhà Tống (Trung Quốc) gặp phải những khó khăn chồng chất.

→ Trong nước: ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn.

→ Vùng biên giới phía Bắc nhà Tống thường xuyên bị các nước Liêu, Hạ quấy nhiễu.

 Nhà Tống muốn sử dụng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng, nên đã tiến hành âm mưu xâm lược Đại Việt.

$\text{ Làm gì ? }$

→ Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

→ Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

→ Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

→ Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247