Nguyên tiêu là bài thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông 1947 sang Xuân Hè 1948 quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui thắng lợi tràn ngập tiền tuyến, hậu phương. Trong không khí sôi động và phấn chấn ấy bài thơ Nguyên tiêu của Bác Hồ xuất hiện trên báo Cứu quốc như một đóa hoa xuân ngọt ngào rực rỡ sắc hương.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Mở đầu bài thơ là cảnh tuyệt vời trong đêm nguyên tiêu. Trên bầu trời vầng trăng tròn vành vạnh:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)
Trăng rằm tháng giêng mang vẻ đẹp tươi xinh khác thường vì có hơi thở của mùa xuân. Đêm rằm, trăng sáng ánh trăng lồng lộng dát vàng trên nền trời, phủ khắp chốn trần gian, ánh trăng tràn mọi nẻo… Ánh trăng làm cho cảnh vật mang vẻ đẹp hữu tình lung linh sinh sắc. Đất nước, quê hương bao la một màu xanh bát ngát, màu xanh lấp lánh của xuân giang, dòng sông như được tiếp thêm sức sống mới dưới khí trời mát dịu. Dòng sông trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn, dòng sông xanh xuân thủy và tiếp nối với màu xanh của xuân thiên.
Mùa xuân là mùa của chồi non, sự sống. Xuân phơi phới cỏ ở khắp mọi nơi, xuân của dòng sông, dòng nước, không gian cao rộng của bầu trời. Khí xuân tràn ngập sự sống, ba từ xuân làm nổi bật cái thần của cảnh vật, sông nước và bầu trời:
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên (Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
Xuân trong câu thơ chữ Hán của Bác là mùa xuân, là tuổi trẻ và vẻ đẹp xinh tươi. Nó còn gợi tả màu xanh của sông nước, đất trời vào xuân. Khi vào xuân, con người tạo vật như bừng tỉnh, rạo rực trong cuộc sống mới. Nhà thơ Thanh Hải đã từng cảm nhận mùa xuân của thiên nhiên và đất trời qua những tín hiệu đặc sắc
Tình yêu thiên nhiên của Bác được thể hiện rõ nét trong bài Rằm tháng giêng. Tình yêu thiên nhiên ấy chính là cảm hứng lớn xuyên suốt trong thơ ca của Bác. Đặc biệt khi bài thơ được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc- đầu não của căn cứ Cách mạng thì thiên nhiên Việt Bắc còn mang trong mình nó tình yêu thương của người chiến sĩ. Bác đã vẽ nên khung cảnh đẹp tuyệt của đêm nguyên tiêu bằng ngôn từ với vầng trăng, với dòng sông, với bầu trời. Dòng sông mùa xuân trữ tình, thi vị với màu nước mùa xuân cfung bầu trời xuân cao vời vợi tạo thành một sự nối tiếp trong mạch cảm xúc của thi nhân với: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ “xuân” càng gợi ra trong lòng người cái trong trẻo, cái mơn mởn của sắc xuân. Ôi, mùa xuân! Lòng người đắm chìm trong thiên nhiên hữu tình qua sự sáng tạo của Bác với những thi liệu vốn nhuốm màu Đường thi để tạo nên cái cổ kính, cái đặc sắc trong thơ. Tô điểm cho thiên nhiên tươi đẹp, thiên nhiên của ngày xuân ngập tràn hi vọng và niềm tin phấp phới chính là con người. Là những người chiến sĩ cách mạng cùng bộn bề trong công việc đất nước. Ở đó, con thuyền kia nhẹ trôi trên dòng sông trăng và thật đẹp trong cảm nhận của mỗi chúng ta. Sự êm dịu được gợi ra từ hình ảnh con thuyền, sự hữu hình hóa thiên nhiên qua chi tiết "trăng ngân đầy thuyền" giúp ta hiểu con thuyền kia không chỉ là con thuyền của những việc quân bận rộn. Thi sĩ để ánh trăng như cùng bầu bạn, ánh trăng, dòng sông và bầu trời khuya, tất cả đã thắp lên không khí rất đỗi xuân, rất đỗi bình yên và thơ mông, trữ tình.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247